Category "Tin tức"

21Apr

Một công ty IoT bất ngờ đóng cửa khiến hàng nghìn thiết bị smarthome thành đồ bỏ đi

by Phương Linh

Ví dụ mới nhất cho thấy rủi ro của việc trao quyền kiểm soát ngôi nhà của bạn cho cho một công ty IoT

Cuối tuần trước, công ty bán thiết bị chiếu sáng thông minh Insteon đã đột ngột đóng cửa mà không đưa ra bất kỳ cảnh báo nào cho người dùng. Chỉ qua một đêm, toàn bộ các sản phẩm của công ty bao gồm công tắc đèn, ổ cắm, thiết bị treo tường và các loại cảm biến nhà thông minh đã mất khả năng kết nối với máy chủ của hệ thống. Công ty cũng đóng cửa diễn đàn người dùng và xóa thông tin lãnh đạo khỏi trang web của mình. Thậm chí khi được liên hệ qua tin nhắn trên nền tảng LinkedIn, cựu CEO của Insteon là Rob Lilleness cho biết ông không có thông tin nào để chia sẻ và không còn liên quan đến công ty.

Động thái bất ngờ này đã khiến những người dùng sản phẩm của Insteon tức giận, bởi giờ đây họ không thể điều khiển đèn trong nhà bằng ứng dụng trên thiết bị di động. Một số công tắc thông minh của công ty hiện vẫn hoạt động do có bộ phận bật-tắt như thông thường, nhưng nhiều mẫu khác thì trở thành cục gạch. Một vài khách hàng đã cố gắng cài đặt lại các thiết bị gặp vấn đề về thiết lập lập mặc định, nhưng nhận thấy rằng sau khi làm như vậy, các thiết bị đó không còn hoạt động được nữa.

Một công ty IoT bất ngờ đóng cửa khiến hàng nghìn thiết bị smarthome thành đồ bỏ đi - Ảnh 1.
Insteon đã bỏ rơi khách hàng của mình một cách đột ngột.

“Điều này cho thấy sự nguy hiểm của việc chuyển giao quyền kiểm soát ngôi nhà của bạn cho một giải pháp yêu cầu nền tảng đám mây”, Ben Wood, nhà phân tích trưởng của công ty dự báo thị trường CCS Insight cho biết. “Đó là một quyết định không nên xem nhẹ.”

Trong lĩnh vực smarthome đang không ngừng phát triển, việc các dịch vụ trực tuyến ngừng hoạt động khi các công ty nhỏ bị gạt bỏ khỏi thị trường là điều không thể tránh khỏi. Và hệ quả là người dùng có thể gặp khó khăn trong việc yêu cầu dịch vụ hỗ trợ các sản phẩm trong những năm sau đó.

Và Insteon chính là một trong đơn vị như vậy. Theo ước tính, của công ty tư vấn công nghệ Omdia, Insteon có khoảng 1,3 triệu khách hàng. Đây chỉ là một phần nhỏ của thị trường thiết bị smarthome. Công ty cũng không có nhiều hoạt động thời gian gần đây và đã đưa ra thông cáo báo chí lần cuối vào năm 2018.

Một công ty IoT bất ngờ đóng cửa khiến hàng nghìn thiết bị smarthome thành đồ bỏ đi - Ảnh 2.
Trao quyền kiểm soát ngôi nhà cho một công ty smarthome sẽ đi kèm rủi ro.

Nhưng bất kể quy mô hay dấu ấn để lại của công ty này, việc đóng cửa đột ngột đặt ra câu hỏi về trách nhiệm mà Insteon phải có trong việc báo hiệu về những thay đổi cho người dùng, những người đã đầu tư và tin tưởng vào công nghệ của công ty.

Đối với những người dùng đang dựa vào khóa cửa được kết nối internet, camera an ninh và bóng đèn xung quanh nhà, sự cố của Insteon chính là lời nhắc nhở rằng việc trao toàn quyền kiểm soát thiết bị cho một công ty có thể chỉ là ảo tưởng trong kỷ nguyên của điện toán đám mây. Nhiều khách hàng đã đầu tư hàng trăm hay cả nghìn USD vào các hệ sinh thái từng được định giá cả triệu USD này. Và theo các chuyên gia thì trong ngành công nghiệp nhà thông minh, đó là một điều khó có thể tránh được.

“Tôi không nghĩ mọi người nên coi điều này là dấu hiệu cho thấy ‘thị trường đã diệt vong'”, Blake Kozak, nhà phân tích chính về smarthome tại Omdia cho biết. “Có rất nhiều sự tích cực và động lực đằng sau lĩnh vực này, về những gì mà các thương hiệu đang sản xuất.”

Tuy nhiên, miễn là thị trường vẫn còn sôi động, một số công ty trong ngành sẽ vấp ngã, thất bại và biến mất. Khi họ làm vậy, các tiện ích, nền tảng và ứng dụng của họ có thể sẽ ngừng hoạt động, khiến khách hàng có thể “chìm trong bóng tối” theo nghĩa đen.

“Bỏ rơi người tiêu dùng như thế này không phải là cách để kinh doanh,” Kozak nói, “nhưng không thể tránh khỏi việc các thương hiệu sẽ bị loại bỏ.”

(Nguồn: https://genk.vn/mot-cong-ty-iot-bat-ngo-dong-cua-khien-hang-nghin-thiet-bi-smarthome-thanh-do-bo-di-20220421153544103.chn)

Về chúng tôi

Keizi – công ty 100% vốn VN – chuyên cung cấp giải pháp tổng thể thiết kế và thi công Nhà thông minh Tuya Smartlife, Xiaomi hoặc Nhà thông minh viết riêng theo nhu cầu. Quý khách có nhu cầu tư vấn xin liên hệ 0877343602 – Mr. Sự/ Chat Zalo: 0877343602

1Apr

Giải pháp nhà thông minh cho nhà xây mới

by Phương Linh

Bạn đang xây một ngôi nhà mơ ước của mình. Bạn muốn đưa các công nghệ nhà thông minh vào thiết kế. Giải pháp nhà thông minh như thế nào đạt được những tự động hóa thông minh thực sự. Đây là những gì bạn cần xem xét!

Giải pháp nhà thông minh cần gì

Hãy tự hỏi bản thân bạn đang cần đạt được điều gì? Công nghệ nhà thông minh không nhất thiết làm tăng giá trị ngôi nhà bạn. Vì vậy đầu tiên khi đầu tư nó phải thực sự mang lại tiện ích gì cho bạn và gia đình bạn.

Hãy rõ ràng mục tiêu của bạn ngay từ đầu. Đừng để bị phân tâm bởi những quảng cáo hào nhoáng. Nó không thực sự đem lại nhiều tiện ích cho bạn. Bạn cần phải xem xét nhu cầu của bạn sẽ thay đổi như thế nào theo thời gian.

Trọng tâm ban đầu nên thiết lập cơ sở hạ tầng thân thiện với nhà thông minh. Giải pháp nhà thông minh cần dự trù đổi mới trong tương lai và thích ứng với những tiến bộ mới nhất trong công nghệ

Giải pháp nhà thông minh

Bạn chuẩn bị gì

Hạ tầng

Điện

Ở Việt Nam, nguồn điện có thể bị gián đoạn không báo trước bất kể lúc nào. Bạn nên thiết kế nguồn điện dự phòng cho ngôi nhà mình kể cả khi không cần xây dựng hệ thống nhà thông minh. Có nhiều loại hệ thống điện dự phòng khác nhau trên thị trường. Mỗi loại đều phục vụ cùng một mục đích chính: giữ cho đèn và các thiết bị của bạn luôn sáng khi mất điện. Trước đây, máy phát điện dự phòng chạy bằng nhiên liệu đã thống trị thị trường cung cấp điện dự phòng. Nhưng cũng gây ra các nhược điểm về mùi hôi và ngộ độc khí carbon monoxide đã khiến nhiều người phải tìm kiếm các giải pháp thay thế. Hệ thống dự phòng bằng pin đã nổi lên như một lựa chọn thân thiện với môi trường hơn và có khả năng an toàn hơn so với các máy phát điện thông thường.

Hãng xe ô tô Vinfast đã mở bán những chiếc xe điện đầu tiên ở Việt Nam. Luật bảo vệ môi trường dần siết chặt và tiến tới loại bỏ sử dụng nhiên liệu hóa thạch. Tương lai gần, đến showroom bán ô tô, bạn sẽ chỉ tìm thấy xe điện. Sạc điện xe ô tô điện cần dòng điện lớn và tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ! Không chú ý thiết kế nguồn điện, ngôi nhà của bạn lỗi thời ngay từ lúc xây xong!

Nhà thông minh là thứ phù phiếm khi không có điện!

Internet

Nhà mạng đến lắp đặt cáp quang và cho bạn mượn router kèm Wifi hoặc mesh Wifi! Google thử, vô số lời than phiền internet chập chờn hay bị rớt mạng! Một kết nối internet đáng tin cậy không còn là một mong muốn phù phiếm, mà là một công cụ ngày càng cần thiết cho cuộc sống cá nhân và nghề nghiệp của nhiều người.

Để hệ thống nhà thông minh của bạn hoạt động tốt, nhiều người chọn lắp đặt cơ sở hạ tầng có dây để truyền dữ liệu cần thiết thay vì chỉ dựa vào Wifi. Điều này do có thể không đáng tin cậy do nhiễu từ các mạng lân cận hoặc tín hiệu yếu.

Nếu bạn muốn thiết lập Wifi, điều quan trọng là phải xem xét vật liệu xây dựng của ngôi nhà của bạn một cách cẩn thận, vì những thứ như tường gạch và sàn bê tông cốt thép thực sự có thể chặn tín hiệu Wifi. Bạn cũng nên tìm cách lắp đặt các điểm Wifi trong mỗi phòng chính để đảm bảo tín hiệu của bạn mạnh và trải đều.

Ở mức tối thiểu, hầu hết các nhà cung cấp đều khuyến nghị một mạng cơ bản nên có dây nhưng bạn cũng nên chạy hệ thống cáp dữ liệu tới các thiết bị cụ thể, chẳng hạn như TV của bạn. Sau đó, Wifi chỉ có thể được sử dụng cho các thiết bị di động như điện thoại thông minh và máy tính bảng.

Thật khó chịu khi phải trả một khoản phí hàng tháng khổng lồ cho một kết nối tầm thường

Chọn Wifi, Bluetooth, Zigbee và Z-Wave cho giải pháp nhà thông minh

Kết nối là trọng tâm của bất kỳ ngôi nhà thông minh nào, vì vậy trước tiên hãy nói về nó. Có bốn giao thức nhà thông minh chính đang được sử dụng hiện nay: Wifi, Bluetooth, Zigbee và Z-Wave(*). Zigbee và Z-Wave là các giao thức không dây giống như Wifi nhưng hoạt động rất khác nhau. Chúng là các mạng mesh (mạng lưới) – các thiết bị kết nối và trao đổi thông tin với nhau.

Nhưng tại sao không phải là Wifi nếu bạn có tín hiệu tốt trong toàn bộ ngôi nhà của mình? À, các thiết bị dựa trên Wifi hầu như luôn bao gồm quá trình ghép nối kết nối chúng với máy chủ của nhà sản xuất. Như vậy tác động về quyền riêng tư và bảo mật. Hãy tưởng tượng điều này: một nửa số thiết bị của bạn có thể được kiểm soát trong một ứng dụng, trong khi phần còn lại sống trong một số hệ sinh thái kín đáo khác. Không tiện lắm phải không? Điều tồi tệ hơn nhiều thiết bị wifi gắn vào có thể làm “đơ” mạng wifi.

Ngược lại, các thiết bị Zigbee và Z-Wave không kết nối trực tiếp với internet và logic tự động hóa thường được xử lý trên chính trung tâm cục bộ. Cả hai đều là các giao thức được tiêu chuẩn hóa, vì vậy một trung tâm duy nhất có thể nói chuyện với các thiết bị từ các nhà sản xuất khác nhau.

Các ưu điểm khác so với Wifi bao gồm độ tin cậy và mức tiêu thụ điện năng. Đó là lý do tại sao cảm biến Zigbee chiếm ưu thế về số lượng – chúng tiêu thụ năng lượng rất ít nên không cần pin lớn!

Thiết bị Wifi rẻ hơn nhưng hãy cẩn thận. Các giao thức như Zigbee và Z-Wave có xu hướng chỉ hoạt động và sự yên tâm đó đáng giá.

Hãy chọn Zigbee . Việt Nam phân bổ dải tần 920 MHz cho công nghệ Z-Wave, Trung Quốc 868,3 MHz, Hoa Kỳ 908.4, 908.42, 916 MHz. Hãy cẩn thận chọn mua thiết bị nếu không bạn sẽ vi phạm pháp luật đấy!

Loa thông minh để điều khiển giọng nói liệu có cần thiết?

Mặc dù được quảng cáo có thể khiến bạn tin rằng những chiếc loa thông minh như Nest Audio của Google hoàn toàn phù hợp cho những ngôi nhà thông minh, nhưng chúng rất tệ trong việc tự động hóa thực tế.

Các quy trình của Trợ lý Google (Google Assistant), cho phép bạn thiết lập tự động hóa, không được xử lý hoặc thực thi cục bộ. Nói cách khác, nếu kết nối internet của bạn bị lỗi, thói quen bật đèn hàng ngày của bạn cũng sẽ ngừng hoạt động.

Hơn nữa, nền tảng “ngôi nhà được kết nối” của Google gần như không có đầy đủ tính năng như một trung tâm nhà thông minh chuyên dụng. Chẳng hạn, nó không hỗ trợ cảm biến cửa hoặc cảm biến chuyển động, vì vậy bạn không thể bật đèn khi bước vào phòng. Điều này có nghĩa là bạn thậm chí không thể làm điều gì đó cơ bản như tự động hóa điều hòa dựa trên nhiệt độ hiện tại của phòng.

Các quy trình của Trợ lý Google vẫn thiếu một số chức năng tự động hóa quan trọng trong nhà.

Tuy nhiên, loa Google ứng dụng tốt cho hệ thống âm thanh đa phòng.

Chọn Hub trung tâm nhà thông minh một cách cẩn thận!

Bây giờ chúng ta đã xác định lý do tại sao bạn có thể muốn có một Hub trung tâm chuyên dụng khi xây dựng một ngôi nhà thông minh. Đây là thiết bị mà mọi thứ khác trong nhà của bạn đều kết nối với nhau, vì vậy độ tin cậy là điều tối quan trọng.

Về cơ bản có hai loại Hub trung tâm – loại khóa chặt với nhà sản xuất và loại mở để kết nối với bất kỳ thứ gì. Các hệ sinh thái được kiểm soát thường hứa hẹn trải nghiệm người dùng được quản lý tốt hơn. Tuy nhiên, đó chỉ là lời quảng cáo cho mức giá không hợp lý.

Hiện tại, bạn nên lấy Hub trung tâm nào nếu bạn mới bắt đầu? Dưới đây là một số đang thịnh hành ở Việt Nam:

Tuya Smartlife

Tuya không trực tiếp sản xuất sản phẩm mà thay vào đó Tuya cung cấp chip và phần mềm điều khiển. Nền tảng Tuya chiếm áp đảo số lượng, đa dạng về cấu hình, chất lượng và mức giá dễ tiếp cận. Cài đặt đơn giản và tương đối giống nhau, chỉ cần tối đa 1 giờ, một người có thể sử dụng thành thạo. Theo thống kê từ Tuya, hiện đã có hơn 2200 danh mục sản phẩm, 100 ngàn cửa hiệu khắp toàn cầu. Các thương hiệu lớn bắt đầu hợp tác với Tuya như Sneider Electric, Philips..

HomeKit

Nền tảng HomeKit của Apple rất giàu tính năng và linh hoạt. HomeKit biến các thiết bị của bạn thành một trung tâm – vì vậy HomePod, Apple TV hoặc iPad là tất cả những gì bạn cần. Ưu điểm là các thiết bị và hệ thống tự động của bạn được kiểm soát cục bộ, không giống như Google Home. Nhược điểm? Không hỗ trợ điều khiển giọng nói bằng Tiếng Việt và chi phí thường rất cao.

Home Assistant

Home Assistant là nền tảng cấu hình và mạnh mẽ nhất trong danh sách này, tuy nhiên, nó không thân thiện với người mới bắt đầu. Giống như hầu hết các dự án mã nguồn mở, nó có một cộng đồng khổng lồ luôn bổ sung các tính năng và thiết bị mới. Thiết lập Home Assistant dự trên một máy chủ nằm trong mạng nội bộ, đó là phần tuyệt vời để đảm bảo hệ thống nhà thông minh của bạn hoàn toàn riêng tư

Xiaomi

Nền tảng Xiaomi cung cấp mức độ chức năng cao với mức giá hợp lý. Với dải sản phẩm cung cấp lớn. Hệ thống hoạt động hoàn hảo và thiết lập rất đơn giản và trực quan.

Nhà thông minh Lumi, BKAV

Dải sản phẩm nội địa với hỗ trợ kỹ thuật tốt tuy nhiên giá sản phẩm cao chưa phù hợp với mức sống người dùng. Các sản phẩm còn thiếu đa dạng và không thể mở rộng để kết nối với các sản phẩm của các nhà cung cấp khác.

Aqara của Xiaomi, Sonoff của eWelink

Tuy ít phổ biến hơn nhưng cũng đáng để xem xét. Thiết bị từ các thương hiệu này hầu như luôn mang lại kết quả có thể chấp nhận được với chi phí thấp hơn.

Nhà thông minh không nhất thiết phải đắt tiền

Hệ sinh thái độc quyền hay mở

Chọn thiết bị

Giả sử bạn đã chọn Zigbee làm giao thức nhà thông minh của mình, thì không có lý do gì để gắn bó với một thương hiệu hoặc hệ sinh thái.

HomeKit đều duy trì danh sách các thương hiệu đối tác và thiết bị tương thích được chứng nhận. Home Assistant không cung cấp chứng nhận vì tính chất mở của chúng nhưng hoạt động với nhiều thiết bị hơn bạn mong đợi.

Tại sao nó quan trọng? Lấy ví dụ như cảm biến chuyển động. Nếu sở hữu Hub Xiaomi, Lumi, BKAV, bạn cần phải mua sản phẩm của Xiaomi, Lumi hay BKAV. Nếu sở hữu hub Home Assitant, bạn không cần phải mua cảm biến độc quyền của bất cứ bên nào, lựa chọn của bạn là vô tận.

Đám mây không đáng tin cậy: nhà thông minh vẫn cần điều khiển thủ công

Khi bạn đã thiết lập và chạy các thiết bị tự động của mình, bạn có thể bị cám dỗ để loại bỏ những công tắc đèn “cũ” đó. Sau tất cả, bạn không muốn ai đó tắt đèn thông minh và phá vỡ quá trình tự động hóa của bạn, phải không? Chà, nó không hoàn toàn đơn giản.

Trừ khi bạn sống một mình, điều quan trọng là tính thông minh của ngôi nhà của bạn càng không phô trương càng tốt. Những gì phù hợp với bạn có lẽ không phải là lựa chọn lý tưởng cho người khác. Và điều cuối cùng bạn muốn là một thành viên gia đình hoặc khách thậm chí không thể bật đèn.

Một điểm cần xem xét nữa là tình trạng máy chủ ngừng hoạt động là cực kỳ phổ biến. Ngay cả những tên tuổi lớn như Tuya và Xiaomi, thỉnh thoảng cũng có xu hướng chuyển sang chế độ ngoại tuyến. Càng nhiều dịch vụ bạn chuỗi với nhau, thì những sự cố ngừng hoạt động này càng có nhiều khả năng ảnh hưởng đến bạn.

Nói chung, hãy thiết kế hệ thống tự động hóa của bạn với chức năng offline. Tất nhiên, điều này bắt đầu bằng việc chọn một Hub trung tâm không biến thành một cái chặn giấy khi không có kết nối internet. Đối với điều khiển bằng tay, công tắc vẫn ngự trị tối cao. Nếu bạn lo lắng về việc tiêu thụ điện năng cho các thiết bị thông minh của mình, thì công tắc thông minh là một ý tưởng tuyệt vời. Các thiết bị tự động của bạn sẽ vẫn chạy và bạn không phải lo lắng về việc khôi phục lại nguồn điện theo cách thủ công.

Bạn đã tìm ra giải pháp nhà thông minh cho mình?

Hy vọng rằng những lời khuyên trên sẽ giúp hành trình tự động hóa ngôi nhà của bạn dễ dàng hơn một chút. Hãy bắt đầu từ quy mô nhỏ – trước tiên hãy thử với một vài thiết bị và cảm biến.

Bạn luôn có thể triển khai từng bước phần cứng nhiều hơn, tùy thuộc vào nhu cầu của bạn. Cách tiếp cận này cũng cho phép bạn có được trải nghiệm thực tế có giá trị. Cuối cùng bạn có thể nhận ra rằng một số thứ không đáng để tự động hóa hoặc bạn cần phải chuyển nguồn lực của mình sang nơi khác. Xây dựng một ngôi nhà thông minh và làm cho nó hoạt động cho bạn thực sự là một cuộc chạy marathon chứ không phải chạy nước rút.

Về chúng tôi

Keizi – công ty 100% vốn VN – chuyên cung cấp giải pháp tổng thể thiết kế và thi công Nhà thông minh Tuya Smartlife, Xiaomi hoặc Nhà thông minh viết riêng theo nhu cầu. Quý khách có nhu cầu tư vấn xin liên hệ 0877343602 – Mr. Sự/ Chat Zalo: 0877343602

22Feb

Nhà thông minh nở rộ tại Việt Nam

by ducnv999

Với tốc độ tăng trưởng trên 73% năm 2018, Việt Nam được đánh giá là thị trường tiềm năng của nhà thông minh.

6 giờ tối, anh Phạm Văn Hoàng (30 tuổi, kỹ sư) trở về nhà sau giờ làm. Căn hộ trong khu chung cư Khương Đình (Thanh Xuân, Hà Nội) ”chào đón” chủ nhà bằng cách tự động mở cửa phòng, bật đèn, mở rèm, phát nhạc chỉ sau vài thao tác điều khiển bằng smartphone từ xa. Kể từ khi lắp đặt hệ thống nhà thông minh (smarthome) cách đây hai tháng, gia đình anh Hoàng mới thực sự tận hưởng sự thoải mái, tiện nghi, thậm chí là cảm giác thú vị, tươi mới tại căn hộ hơn 70m2 quen thuộc.

Ngày càng nhiều lựa chọn và mức giá, thị trường nhà thông minh đã hiện thực hóa ước mơ về một cuộc sống tiện nghi của vợ chồng anh Hoàng, cũng như hàng trăm nghìn hộ gia đình Việt khác.

Nhà thông minh có mặt tại Việt Nam khoảng hơn 10 năm trước, nhưng mới thực sự quen thuộc vài năm trở lại đây, khi khái niệm cách mạng công nghiệp 4.0 trở nên phổ biến. Smarthome cho phép chủ nhà có thể quản lý, điều khiển các thiết bị từ xa như tắt, bật đèn, điều hòa, TV, giám sát an ninh…thông qua smartphone, tablet.

Theo đánh giá từ Statista, Việt Nam đứng thứ 45 trong bảng xếp hạng nhà thông minh toàn cầu. Doanh thu từ thị trường này tại Việt Nam dự kiến đạt 44 triệu USD năm 2018. Mặc dù khá khiêm tốn khi so sánh với Mỹ – thị trường smarthome lớn nhất thế giới với doanh thu 20,5 tỷ USD, các con số về tăng trưởng của thị trường nhà thông minh tại Việt Nam cho thấy nhiều tín hiệu khả quan.

Theo đó, doanh thu năm 2018 tăng trưởng 73,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Đại diện Bkav cho biết, số lượng nhà có lắp đặt các thiết bị thông minh đơn lẻ tại Việt Nam hiện là 500.000, tăng 33,4 % so với năm 2017. Tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) kỳ vọng đạt 65,2%. Thị trường nhà thông minh trong nước dự đoán chạm mốc 330 triệu USD vào năm 2022.

Nhà thông minh có xu hướng nở rộ tại Việt Nam.

Nhiều chuyên gia nhận định, làn sóng cách mạng công nghiệp 4.0 là thời cơ để nhà thông minh dần được ưa chuộng. Sự phổ biến của smartphone tại Việt Nam cũng giúp đơn giản hóa cách thức sử dụng nhà thông minh với người dùng. Công nghệ IoT và trí tuệ nhân tạo, Big Data…với nhiều ứng dụng trong smarthome đem lại nhiều tiện nghi thú vị, thỏa mãn nhu cầu gia chủ.

Bên cạnh đó, thị trường bất động sản trong nước được đánh giá có nhiều khởi sắc, nhu cầu đầu tư nội thất, thiết bị thông minh của người dùng cũng tăng lên. Nhiều chủ dự án còn sẵn sàng đầu tư trọn gói nhà thông minh để dành tặng khách hàng. Một số dự án dùng ”Smarthome” là từ khóa để quảng bá và thực hiện các chiến dịch marketing.

Hiện nay, thị trường smarthome tại Việt Nam được chia thành hai phân khúc chính là cao cấp và trung cấp với sự góp mặt của nhiều tên tuổi như Siemens (Đức), Schneider (Pháp), Smartg4 (Mỹ), Gamma (Đức), Fibari (Ba Lan), Bkav Smarthome (Việt Nam)… Phân khúc cao cấp thường tập trung vào các biệt thự lớn, lâu đài, các khu đô thị… với chi phí lắp đặt khá cao, khoảng 10.000 USD đến 180.000 USD tùy nhu cầu sử dụng. 

Phân khúc phổ biến nhất hiện nay là chung cư, liền kề, biệt thự. Chỉ từ 30 triệu đồng cho một căn hộ chung cư hoặc từ 60 triệu đồng cho một biệt thự liền kề, người dùng đã có thể sở hữu một ngôi nhà thông minh đầy đủ tính năng cơ bản như hệ thống chiếu sáng, điều khiển thiết bị từ xa… Nhiều gói sản phẩm với mức giá phổ thông, chỉ từ 30 triệu đồng đã dần xóa đi định kiến smarthome là dành cho đại gia. 

Bkav là một trong số ít những hãng sản xuất smarthome phục vụ cả thị trường cao cấp và phổ thông. Sau khi ra mắt gói Bkav SmartHome Luxury năm 2014, nhắm vào phân khúc khách hàng cao cấp là biệt thự lớn, lâu đài, Bkav tiếp tục mở rộng thị trường với gói thế hệ 2 năm 2017. Hướng tới đối tượng phổ thông, gói có giá cả hợp lý, phù hợp cho mọi gia đình.

”Ngày mới triển khai, gói giải pháp này có giá hàng trăm triệu nên một số chủ đầu tư bất động sản tặng kèm nhưng khách thường xin đổi sang giảm giá tiền mặt. Bây giờ có nhiều dự án chủ đầu tư trang bị toàn bộ cho các căn hộ và tặng khách luôn bởi giá hợp lý”, ông Nguyễn Bá Cơ, Tổng giám đốc Bkav Smarthome cho biết.

Các dự án triển khai đồng loạt giải pháp Bkav SmartHome gồm eColife (đường Tố Hữu, Hà Nội), Tân Hoàng Minh (đường Nguyễn Văn Huyên, Hà Nội) Gamuda City (Hà Nội), F-Home (Đà Nẵng)… Bkav cho biết sản phẩm của công ty đã triển khai tại 59/63 tỉnh thành. Ngoài thị trường trong nước, Bkav đã xuất khẩu và triển khai ở thị trường quốc tế như Singapore, Malaysia, Australia, Anh, Canada…

Số hộ gia đình cài đặt Smarthome của Bkav qua các năm.
Số hộ gia đình cài đặt Smarthome của Bkav qua các năm.

Smarthome sử dụng công nghệ không dây Zigbee/Wifi, có thể triển khai trên hạ tầng hiện có, không phải thay đổi thiết kế hiện tại như nhiều gia chủ vẫn lo ngại. Thời gian triển khai chỉ mất khoảng 2 đến 3 ngày. Người già, trẻ nhỏ đều có thể sử dụng thông qua bộ điều khiển trung tâm, smartphone, tablet…với giao diện 3D trực quan, và thao tác bấm đơn giản.

Không chỉ về giá, đại diện Bkav cho rằng, nhà thông minh phổ biến hơn vì đã nhiều định kiến dần được xóa bỏ. Chị Nguyễn Thị Hòa (35 tuổi, Hoàng Quốc Việt) chia sẻ về căn hộ lắp đặt hệ thống smarthome của mình: ”Nhà thông minh có nhiều tính năng hiện đại nhưng không gây tốn kém, thậm chí ngược lại vì tiết kiệm điện và hơn cả là sự thoải mái. Gia đình tôi không còn phải suy nghĩ về an toàn/ an ninh, bật/ tắt các thiết bị điện, điện tử… cả khi ở nhà lẫn đi vắng. Giờ về nhà là chỉ nghỉ ngơi và tận hưởng thôi”.

”Gọi sản phẩm này là nhà thông minh nhưng không cần phải là người am hiểu công nghệ mới có thể sử dụng được. Thực ra, sản phẩm càng dễ dùng với tất cả mọi người kể cả người già hay trẻ nhỏ thì càng được gọi là thông minh. Từ khi có sản phẩm này trong nhà, gia đình tôi tự cho phép mình … lười suy nghĩ mỗi khi về nhà”, anh Hoàng cho biết

22Feb

Nhà thông minh dần phổ biến trong các gia đình Việt

by ducnv999

Tự động hóa, điều khiển các thiết bị trong nhà qua Internet được nhiều người Việt ứng dụng thời gian qua để dần bước chân vào “thế giới thông minh”.

Đức Hoàng (Thanh Xuân, Hà Nội) mới lắp ổ cắm điều khiển bằng smartphone cho bình nước nóng. “Tôi thường đặt lịch để bật bình 15 phút trước khi về nhà hoặc bật từ xa nếu biết có thành viên nào về sớm hơn, rất tiện lợi mà lại an toàn, tiết kiệm điện”, anh chia sẻ.

Trong khi đó anh Quốc Trung (Ba Đình, Hà Nội) dần “thông minh hóa” các thiết bị trong căn hộ. Ban đầu chỉ là chiếc đèn cảm ứng, tự bật khi có người vào bếp, tự tắt khi không có người, giờ anh làm cả hệ thống điều khiển bằng smartphone cho đèn, rèm cửa sổ, quạt… “Dự định tiếp theo của tôi là điều khiển các thiết bị bằng giọng nói”, anh kể.

Giải pháp bật, tắt, lên lịch cho bình nước nóng của một gia đình Việt. Ảnh: Tuấn Hưng.
Giải pháp bật, tắt, lên lịch cho bình nước nóng của một gia đình Việt. Ảnh: Tuấn Hưng.

Nhà thông minh xuất hiện tại Việt Nam từ hơn 10 năm trước nhưng chỉ trở nên quen thuộc những năm gần đây nhờ sự phát triển của công nghệ, sự thịnh hành của smartphone, cũng như sự tham gia của các nhà sản xuất để đem đến nhiều dòng thiết bị với giá phù hợp. Người dùng có thể lắp đặt một vài thiết bị thông minh rồi dần bổ sung khi cần, triển khai trên chính hệ thống hiện có của ngôi nhà thông qua kết nối không dây chứ không nhất thiết phải làm lại đường điện.

Một ổ cắm điều khiển bằng smartphone có giá từ hơn 100.000 đồng, mặt điện cảm ứng, tắt mở qua Wi-Fi thay cho công tắc thông thường giá khoảng 300.000 đồng. Hay bộ gồm cảm biến chống trộm, ổ cắm thông minh và bộ điều khiển trung tâm có thể mua với giá một triệu đồng. Từ những thiết bị này, người dùng có thể điều khiển từ xa nhiều thiết bị trong nhà, lên lịch bật tắt hay lập lệnh tự động theo ngữ cảnh phù hợp.

Những thiết bị đơn lẻ, giá từ vài trăm nghìn đồng là cánh cửa để người dùng Việt bước chân vào thế giới nhà thông minh. Với những gia đình điều kiện, giải pháp thông minh sẽ toàn diện từ camera an ninh giám sát, chuông cửa có hình, dùng vân tay, thẻ từ… đến điều khiển các thiết bị bằng giọng nói hay ngôi nhà tự điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm… theo thói quen của người sử dụng. 

Ngôi nhà thông minh cho phép điều khiển nhiệt độ trong phòng, hệ thống đèn, rèm... Ảnh: Bkav.
Ngôi nhà thông minh cho phép điều khiển nhiệt độ trong phòng, hệ thống đèn, rèm… Ảnh: Bkav.

Theo Statista, Việt Nam đứng thứ 45 trong bảng xếp hạng nhà thông minh toàn cầu. Doanh thu từ thị trường này tại Việt Nam dự kiến đạt 44 triệu USD năm 2018. Khá khiêm tốn khi so sánh với Mỹ – thị trường smart home lớn nhất thế giới với doanh thu 20,5 tỷ USD, các con số về tăng trưởng của thị trường nhà thông minh tại Việt Nam cho thấy nhiều tín hiệu khả quan.

Doanh thu smart home năm 2018 trong nước tăng trưởng 73,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Đại diện một công ty smart home cho biết, số lượng nhà có lắp đặt các thiết bị thông minh đơn lẻ tại Việt Nam hiện là 500.000, tăng 33,4 % so với 2017. Tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) kỳ vọng đạt 65,2%. Thị trường nhà thông minh trong nước dự đoán chạm mốc 330 triệu USD vào năm 2022.

“Căn nhà thông minh đến cuộc sống thông minh” sẽ là một trong những chủ đề được chia sẻ tại Hội thảo Smart Tech for Smart Living, nằm trong khuôn khổ của Chương trình bình chọn Sản phẩm Công nghệ Xuất sắc Tech Awards 2018. Ngoài ra, sự kiện còn có sự tham gia của nhiều diễn giả nổi tiếng trong các lĩnh vực công nghệ khác như Trí tuệ nhân tạo, Trợ lý robot, Xe tự hành, Xử lý hình ảnh…

Hội thảo Smart Tech for Smart Living mở bán vé đăng ký sớm (Early bird) với mức ưu đãi 199.000 đồng/vé, áp dụng từ hôm nay đến hết ngày 5/1/2019. Sau thời gian trên, giá vé tiêu chuẩn sẽ là 249.000 đồng/vé. 100 người đăng ký đầu tiên sẽ được tặng mã khuyến mại trị giá 100.000 đồng của Grab.

22Feb

Hệ thống nhà thông minh có thể bị chiếm quyền điều khiển từ xa

by ducnv999

TTO – Hệ thống nhà thông minh hoàn toàn có thể bị hacker chiếm quyền ‘siêu người dùng’ (super user – su) để truy cập và điều khiển từ xa.

Các chuyên gia an ninh mạng vừa phát hiện những lỗ hổng bảo mật nghiêm trọng, gồm lỗi ở cơ sở hạ tầng đám mây và thực thi mã từ xa có thể giúp hacker chiếm quyền điều khiển hệ thống nhà thông minh.

Cụ thể, họ đã thực hiện một cuộc tấn công thử nghiệm vào hệ thống điều khiển. Họ chuẩn bị một bản sao lưu với một tập lệnh được phát triển riêng đã được cài mật khẩu. Sau đó, họ gửi email và tin nhắn SMS đến chủ sở hữu của thiết bị qua đám mây, nói rằng anh ta hãy cập nhật hệ thống điều khiển. Theo yêu cầu, “nạn nhân” tải xuống bản sao lưu bị nhiễm.

Điều này cho phép các nhà nghiên cứu đoạt quyền siêu người dùng đối với hệ thống điều khiển nhà thông minh, cho phép họ thao túng hệ sinh thái được kết nối. 

Để chứng minh đã xâm nhập thành công, các nhà nghiên cứu đã thay đổi giai điệu trên đồng hồ báo thức của chủ ngôi nhà.

Nghiên cứu được thực hiện thông qua giao thức truyền thông không dây Z-Wave thường được dùng để điều khiển các thiết bị trong gia đình bằng Internet; thông qua giao diện quản trị trang web; và thông qua cơ sở hạ tầng đám mây.

Trong đó, cơ sở hạ tầng đám mây dường như là phương thức hiệu quả nhất để hacker tấn công: lỗ hổng trong tiến trình thực thi mã từ xa đã được phát hiện thông qua một bài kiểm tra hoạt động phản hồi từ thiết bị.

Pavel Cheremushkin, nhà nghiên cứu bảo mật tại Kaspersky ICS CERT, cho biết: “Trên thực tế, một khi kẻ tấn công có quyền truy cập vào hệ thống điều khiển ngôi nhà, khó mà họ chỉ dừng lại ở trò “trêu chọc” với đồng hồ báo thức. Một trong những vai trò chính của các thiết bị thông minh là làm sao phải kết nối được tất cả với nhau để chủ sở hữu có thể quản lý chúng chỉ từ một trung tâm duy nhất.

Một điều quan trọng là nghiên cứu lần này của chúng tôi nhắm vào một hệ thống đang hoạt động thực tế (trước đây hầu hết các nghiên cứu được thực hiện trong phòng thí nghiệm). 

Kết quả đã chỉ ra rằng mặc dù nhận thức về bảo mật IoT đang gia tăng, vẫn còn những vấn đề cần được giải quyết, đặc biệt là khi các thiết bị chúng tôi nghiên cứu được sản xuất hàng loạt và được sử dụng trong hệ thống các nhà thông minh”.

22Feb

Apple, Amazon, Google bắt tay làm chuẩn smarthome chung

by ducnv999

Ba hãng công nghệ khổng lồ của Mỹ cùng liên minh Zigbee muốn tạo ra tiêu chuẩn kết nối nhà thông minh mới thống nhất.

Apple cho biết dự án kết nối nhà thông minh mới qua phương thức IP mà họ đang phát triển sẽ tạo ra môi trường sử dụng an toàn, tin cậy và ổn định hơn. Mục tiêu của tiêu chuẩn này là tạo ra sự kết nối xuyên suốt giữa nhiều thiết bị smarthome với các ứng dụng di động, dịch vụ điện toán đám mây. 

Tiêu chuẩn mới mà Apple, Google và Amazon đang muốn phát triển sẽ là mã nguồn mở. Vì thế, nó giúp cho nhiều nhà phát triển phần mềm cũng như hãng sản xuất có thể tiếp cận và sử dụng, mở rộng số lượng các thiết bị nhà thông minh hơn hiện nay.

Apple, Google và Amazon đều đã có nền tảng smarthome riêng. Ảnh: dagarin.
Apple, Google và Amazon đều đã có nền tảng smarthome riêng. Ảnh: dagarin.

Apple cũng như hai gã khổng lồ về công nghệ khác là Google và Amazon đều đã có nền tảng nhà thông minh của riêng mình lần lượt là Home Kit, Google Home và Alexa. Nhưng trên thị trường hiện tại, còn rất hiếm thiết bị có thể sử dụng chung với cả ba nhà sản xuất. Vì thế, người dùng gặp bất lợi khi có thể phải sử dụng nhiều nền tảng khác nhau cùng lúc để có thể đáp ứng hết cho nhu cầu sử dụng smarthome của mình.

Ngoài ba hãng công nghệ của Mỹ, liên minh Zigbee bao gồm một loạt công ty lớn về thiết bị điện và đồ gia dụng như IKEA, Legrand, NXP, Schneider Electric hay Samsung SmartThings cũng tham gia dự án tạo ra tiêu chuẩn nhà thông minh mới mà Apple, Google và Amazon đang bắt tay.

Theo dự báo của các nhà phát triển, tiêu chuẩn nhà thông minh thống nhất trên sẽ được công bố và thử nghiệm vào cuối 2020.

22Feb

Tương lai của smart home

by ducnv999

Một thập kỷ trước, tự động hoá hứa hẹn tương lai tươi sáng về smart home, nhưng khi Alexa, Google Assistant xuất hiện, mọi thứ đã thay đổi.

Khi bộ điều nhiệt Nest Learning xuất hiện vào năm 2011, người ta bắt đầu hình dung về những ngôi nhà thông minh với hàng loạt thiết bị tự động hoá. Nest gieo nhiều kỳ vọng về những ngôi nhà có thể tự vận hành và có thể chăm sóc cho chủ nhân.

Tự động hoá có thể khiến mọi thứ dễ dàng hơn nhưng mất nhiều thời gian thiết lập và mang đến không ít phiền toái.
Tự động hoá có thể khiến mọi thứ dễ dàng hơn nhưng mất nhiều thời gian thiết lập và mang đến không ít phiền toái.

Vài năm sau đó, viễn cảnh về smart home bắt đầu thay đổi với sự xuất hiện của Amazon Echo. Chiếc loa thông minh tích hợp trợ lý Alexa đời đầu khá đơn giản nhưng lại mở ra cánh cửa mới để con người bước vào một ngôi nhà thông minh thật sự. Đến nay, điều khiển bằng giọng nói đã trở thành điều kiện tiên quyết của smart home. Alexa tự hào có thể tương thích với hơn 100.000 thiết bị thông minh khác trong nhà.

Hai cách tiếp cận nhà thông minh mở đang dần phân cách. Trong khi tự động hoá nhằm chấm dứt những công việc hàng ngày của bạn thì trợ lý ảo giúp bạn ra lệnh cho các thiết bị hoàn thành việc nhà. Cuối cùng, có vẻ như Alexa và Google Assistant đang thắng thế vì lý do chính đáng: Họ có thể vẽ ra viễn cảnh hứa hẹn và đầy cảm hứng về tương lai nhà thông minh.Video Player is loading.DừngHiện tại 0:05/Thời lượng 2:26Đã tải: 0%Tiến trình: 0%Bỏ tắt tiếngTắt phụ đềToàn màn hình

Nhà thông minh trông thế nào trong 50 năm tới.

Về lý thuyết, hầu hết mọi người đều thích tự động hoá. Tuy nhiên những hệ thống cảm biến nhiệt, ánh sáng hoặc chuyển động lại đem lại nhiều phiền phức. Ví dụ nếu muốn tắt đèn của cả nhà, bạn phải đi qua từng phòng để cảm biến thấy chuyển động và mã hoá thành lệnh tắt. Sẽ rất khó để bạn đi lại trong đêm mà không gây ảnh hưởng đến người khác với một hệ thống cảm biến chuyển động. Nếu nhà bạn có vài vị khách, mọi thứ có thể rối tung lên.

Một vấn đề khác của tự động hoá là các thiết bị này phải mất thời gian, công sức để thiết lập. Hình dung về một ngôi nhà tự động hoá giống những gì bạn nghĩ về một chiếc điện thoại mới – tất cả ứng dụng đều sẵn sàng để sử dụng, nhưng không, bạn phải mày mò, tải về, cài đặt và thiết lập từng ứng dụng. Đôi khi việc ấn một công tắc lại đơn giản hơn nhiều so với việc thiết lập một hệ thống đèn cảm biến.

Mặc dù có nhiều tiện ích, ngôi nhà tự động hóa vẫn phải đối mặt với một vấn đề: Chúng đang xem xét những việc chúng ta làm hàng ngày như mở rèm, bật đèn, khoá cửa… rồi cố gắng bằng cách nào đó làm cho mọi thứ trở nên dễ dàng hơn theo một cách máy móc. Trong khi đó, Alexa và Google Assistant lại tập trung vào những gì ta có thể làm hơn là những gì đã làm.

Loa thông minh với trợ lý ảo dần trở thành một phần không thể thiếu của nhà thông minh.
Loa thông minh với trợ lý ảo dần trở thành một phần không thể thiếu của nhà thông minh.

Loa thông minh ngày càng được bổ sung nhiều tính năng từ theo dõi lịch trình, ghi nhớ thói quen đến mô phỏng các trường hợp đột nhập trái phép để liên lạc với bộ phận an ninh. Trợ lý ảo đang hoạt động như trong những bộ phim khoa học viễn tưởng 10 năm trước. Nhưng bây giờ, mọi thứ đã thành hiện thực. Dễ nhận thấy nhất là những gì đang diễn ra trong nhà bếp. Ví dụ trợ lý ảo có thể kiểm tra thực phẩm trong tủ lạnh, sau đó tìm kiếm thực đơn trực tuyến, công thức nấu và gợi ý những món ăn có thể. Chúng cũng có thể cân đối lượng dinh dưỡng, đưa ra lời khuyên cho từng thành viên theo hồ sơ sức khoẻ.

Trợ lý ảo trong kỷ nguyên IoT kết hợp AI cũng khơi mở nhiều tiềm năng hơn cho nhà thông minh so với những hệ thống tự động hoá ít có tính kết nối và học hỏi.

Khương Nha (theo Cnet)

22Feb

Thời của ngôi nhà thông minh

by ducnv999

Kinhtedothi – Căn nhà thông minh không còn xa lạ với mọi người, nhưng với dạng nhà này 10 năm nữa thì sao? Đó là những bước tiến khiến không nhiều người có thể nghĩ tới. Căn nhà hiện đại sẽ thích hợp với lớp trẻ năng động làm chủ được công nghệ.

Thị trường thiết kế, sản xuất nhà thông minh được Amazon, Apple và Google cạnh tranh gay gắt. Những trợ lý ảo như Alexa, Google Assistant hay Siri liên tục được cải tiến giúp người dùng cập nhật thông tin, điều khiển mọi thiết bị trong nhà bằng giọng nói. Hơn thế nữa, các thiết bị thông minh được kết nối với internet dường như ngày càng thông minh hơn, hiểu chủ nhà nhiều hơn…

Câu chuyện của một ngàyLúc 6 giờ sáng, đồng hồ báo thức kêu ầm ĩ sớm hơn bình thường. Đây không phải là một sự cố: Đồng hồ thông minh đã quét lịch trình của bạn và điều chỉnh, nó báo cho bạn có buổi thuyết trình vào buổi sáng. Vòi hoa sen của bạn tự động bật và làm ấm đến một nhiệt độ ưa thích của bạn. Chiếc xe điện đã sẵn sàng để đi.Chiếc xe này được sạc bởi các tấm pin mặt trời hoặc tua – bin gió trên mái nhà của bạn. Khi bạn về nhà muộn hơn, có một gói bất ngờ đang chờ, được giao bằng máy bay không người lái. Bạn mở nó ra để tìm thuốc cảm. Hóa ra, các cảm biến sức khỏe được lắp đặt trong phòng tắm của bạn đã phát hiện các dấu hiệu của một căn bệnh sắp xảy ra và tự động đặt hàng.Đây là phiên bản không tưởng của ngôi nhà thông minh tồn tại trong 10 năm tới. Đại diện Công ty Nghiên cứu Thụy Điển Berg Insight cho biết, 63 triệu ngôi nhà ở Mỹ sẽ đủ điều kiện là thông minh, vào năm 2022, với tất cả mọi thứ từ bóng đèn được kết nối internet đến máy ảnh cho phép theo dõi thú cưng từ văn phòng (năm 2018 Mỹ có gần 130 triệu ngôi nhà).Các ngôi nhà không còn đơn giản là ra lệnh bằng giọng nói mà sẽ hoàn toàn được điều khiển internet vạn vật (IoT – mạng lướt thiết bị kết nối internet). Nhờ những tiến bộ trong trí tuệ nhân tạo, những ngôi nhà thông minh nhất sẽ có thể thực sự tìm hiểu về chủ sở hữu hoặc người cư ngụ của họ, cuối cùng dự đoán được nhu cầu của họ.Vai trò của RobotSự phát triển trong chế tạo Robot sẽ cung cấp cho chúng ta những cỗ máy giúp bạn dọn dẹp, nấu nướng và hơn thế nữa. Các cảm biến mới sẽ giữ các dữ liệu về sức khỏe của chúng ta. “Bộ não” ngôi nhà thông minh sẽ thu thập các dữ liệu, phân tích và có những hành động thông minh có khi không ngờ tới.Robot sẽ có vai trò trong ngôi nhà thông minh của tương lai, như máy hút bụi thông minh, chú chó robot cho trẻ em đóng vai trò thú cưng. Công ty Thiết kế Design3 gần đây đã cho thấy một khái niệm robot nhà thông minh, CARL.Bot phủ vải từ từ lăn quanh nhà bạn, kích hoạt các camera và cảm biến có thể phát hiện kẻ xâm nhập, thông báo cho bạn về bất kỳ khí thải độc hại nào hoặc để mắt đến thú cưng của bạn. Robot thông minh có thể đóng vai trò là một đầu bếp, làm mọi việc từ cắt lát và thái rau cho đến dọn dẹp; nó có thể đặc biệt hữu ích cho cha mẹ bận rộn hoặc người dùng khuyết tậtCác ứng dụng y tếCác ứng dụng y tế sẽ thúc đẩy ít nhất một số tăng trưởng nhà thông minh trong thập kỷ tới. Máy ảnh và cảm biến được lắp trong tủ lạnh sẽ gợi ý các lựa chọn thay thế bổ dưỡng hơn nếu mọi người tiếp cận với soda có đường quá thường xuyên. Công nghệ tương tự trong tủ thuốc sẽ kiểm tra xem chủ nhà có dùng thuốc theo toa bác sĩ đã kê không.

Và các cảm biến thậm chí sẽ xuất hiện trong nhà vệ sinh để kiểm tra các dấu hiệu của bất kỳ tình trạng sức khỏe tiềm ẩn nào bằng cách quét chất thải của con người trước khi nó tuôn ra. Công ty Sửa chữa phòng tắm Toto đã thử nghiệm nhà vệ sinh lấy mẫu nước tiểu, trong khi một công ty đã nộp bằng sáng chế cho các thiết bị bao gồm một chiếc gương có nghĩa là để theo dõi sức khỏe của người dùng chỉ bằng cách phân tích da của họ. Các ngôi nhà cũng sẽ có cảm biến sức khỏe của riêng họ, kiểm tra các vấn đề như thiệt hại do nước, sâu bệnh…, cảnh báo chủ sở hữu về bất kỳ vấn đề tiềm ẩn nào trước khi chúng trở nên khó kiểm soát hơn.Chiếm lĩnh thị phần và vài hệ lụyTheo Công ty Tư vấn ABI Research, người tiêu dùng sẽ chi 123 tỷ USD cho thiết bị IoT vào năm 2021, và có khả năng sẽ tăng sau đó. Đã có ít nhất 7 tỷ thiết bị IoT được kết nối, theo Công ty Nghiên cứu thị trường IoT Analytics. Khi công nghệ nhà thông minh trở nên dễ sử dụng hơn và lợi ích của nó trở nên rõ ràng hơn, ngành công nghiệp đã sẵn sàng để cất cánh. Theo báo cáo của IDC, tăng trưởng bền vững sẽ được tiếp tục khi mà người tiêu dùng chấp nhận nhiều thiết bị trong nhà của họ và khi lượng sản phẩm và dịch vụ trên toàn cầu tăng lên.Tất nhiên, khi căn nhà của bạn tìm hiểu và hiểu bạn hơn bao giờ hết, việc giữ chúng an toàn sẽ trở nên quan trọng. Mỗi thiết bị mà kết nối với internet là một mục tiêu tiềm năng cho tin tặc. Tin tặc có thể dùng các thiết bị mở khóa nhà thông minh từ xa, “lục lọi” phòng khách bằng camera và thu thập dữ liệu cá nhân và nhạy cảm nhất của chủ nhà. Theo Daniel Cooley – Giám đốc chiến lược tại nhà sản xuất linh kiện điện tử Silicon Labs, đó có thể là thảm họa cho ngành công nghiệp thiết kế, xây dựng nhà thông minh.Bên cạnh đó, chủ nhân của những ngôi nhà thông minh cũng có thể trở thành những người lười biếng vì đa số công việc ở nhà đã có những trợ thủ là các cảm biến, các Robot… trợ giúp.Việt Nam nhập cuộcHiện nay, các công ty của Việt nam đã tham gia vào thị trường nhà thông minh nhưng chủ yếu ở mức đơn giản. Ở một số siêu thị, chúng ta có thể bắt gặp nhưng nhà vệ sinh tự bật đèn, xả nước… Hầu hết căn nhà thông minh đang ở dạng mức tự động mở cửa, bật đèn, báo cháy, nghe lệnh tắt mở tivi bằng giọng nói hay mức trên đó một chút.Ví dụ, hiện có công ty giới thiệu, ánh sáng nhà thông minh do họ thiết kế sẽ tự điều chỉnh theo sở thích của chủ: Khi tiếp khách ánh sáng ở chế độ rực rỡ, tất cả các đèn sáng lên, từ đèn trần, đèn hắt, đèn chùm, đèn tranh…Đặc biệt, trong điều kiện môi trường ô nhiễm như hiện nay, thiết kế một ngôi nhà có các thiết bị kiểm soát các thông số môi trường như nhiệt độ, độ ẩm, hàm lượng oxy… cũng được các công ty chú trọng. Các thông số này được chuyển về “bộ não” xử lý để ra lệnh cho những thiết bị: điều hòa nhiệt độ, máy hút ẩm, quạt thông gió thực hiện chức năng.Đương nhiên, như đã nói, nhà thông minh Việt Nam thiết kế đang ở dạng mức đơn giản và chưa được nhiều người biết đến. Đa số người tiêu dùng vẫn ngại tiếp cận với công nghệ mới, thứ phụ thuộc nhiều vào internet, vào… điện. Tuy nhiên, đây là xu hướng nóng (hot trend) và ngôi nhà thông minh sẽ ngày càng thông minh hơn, nhưng người năng động sẽ tiếp nhận chúng nhiệt tình.

Các ứng dụng y tế sẽ thúc đẩy ít nhất một số tăng trưởng nhà thông minh trong thập kỷ tới. Máy ảnh và cảm biến được lắp trong tủ lạnh sẽ gợi ý các lựa chọn thay thế bổ dưỡng hơn nếu mọi người tiếp cận với soda có đường quá thường xuyên. Công nghệ tương tự trong tủ thuốc sẽ kiểm tra xem chủ nhà có dùng thuốc đúng theo toa bác sĩ đã kê không.
22Feb

Người tiêu dùng cần cẩn trọng với xu hướng công nghệ smarthome

by ducnv999

Công nghệ smarthome còn khá mới mẻ và còn những vấn đề mà nhiều người dùng chưa lường trước được khi họ quyết định mua những thiết bị và ứng dụng smarthome tiên tiến đầy hấp dẫn.

Nhà ở thông minh (smarthome) là một trong những xu hướng công nghệ lớn đáng chú ý nhất trong 5 năm qua. Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ và đặc biệt là thiết bị cầm tay, một căn nhà thông minh được điều khiển từ xa không còn là thú vui riêng của giới thượng lưu.

Smarthome đã trải qua một giai đoạn phát triển bùng nổ, được thúc đẩy phần lớn nhờ sự ra mắt của các trợ lý “ảo” như Alexa của Amazon và Google Assistant của Google cùng những thiết bị hỗ trợ như máy quay, loa thông minh và hệ thống cảm biến.

Tuy nhiên, lĩnh vực công nghệ này còn khá mới mẻ và còn những vấn đề mà nhiều người dùng chưa lường trước được khi họ quyết định mua những thiết bị và ứng dụng smarthome tiên tiến đầy hấp dẫn.

Những thiết bị “ngắn ngày”

Đáng buồn thay, tình huống “sản phẩm chết yểu” có thể xảy ra bất cứ lúc nào, với bất kỳ sản phẩm nào.

Một kịch bản thường thấy là người dùng thích một thiết bị smarthome nào đó, rồi họ quyết định mua, cài đặt, sử dụng và cảm thấy rất hài lòng với sản phẩm này.

Nhưng đột nhiên, sản phẩm bị ngừng sản xuất, hoặc tệ hơn là phía công ty cung cấp ngừng hoạt động khiến thiết bị đang sử dụng bỗng nhiên không còn công dụng vì các dịch vụ phụ trợ bắt buộc của nó đã bị cắt.

Phần lớn các trường hợp trên xảy ra với các công ty khởi nghiệp. Một ví dụ đáng chú ý là Lighthome, một trong những máy quay an ninh gia dụng đầu tiên có tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) nhận dạng khuôn mặt với giá bán khá hợp lý là 299 USD.

Lighthome đi kèm một hệ thống cảm biến đặt tại các cửa ra vào và cửa sổ. Chúng có thể quét và thiết lập mô hình 3D cho căn phòng được lắp đặt, giúp giám sát an ninh cho ngôi nhà, báo cho chủ nhà biết khi có ai đó xâm nhập, thậm chí hệ thống có thể phân biệt được những cảm biến bị kích hoạt do thú cưng hay do con người đi qua lại.

Nhưng công ty phát triển chiếc máy quay này đã phải đóng cửa năm 2019, chưa đầy một năm sau khi mở bán sản phẩm, với lý do không đạt được thành công thương mại như mong muốn. Những chiếc máy quay được trang bị công nghệ tiên tiến đó bất chợt trở thành đồ bỏ.

Ngay cả các công ty lớn có thâm niên đôi khi cũng ngừng sản xuất hoặc cập nhật một số dòng thiết bị của họ mà không thông báo hoặc báo rất hời hợt cho khách hàng.

Công ty sản xuất loa thông minh Sonos đã hứng chịu nhiều chỉ trích từ người tiêu dùng hồi đầu năm nay khi thông báo ngừng cung cấp các bản cập nhật cho các dòng loa Zone Players, Connect và Connect:Amp. Dù những dòng loa này đều đã hơn 10 năm tuổi nhưng người dùng vẫn cảm thấy phía công ty đang sử dụng chiêu “lỗi thời có tính toán” để buộc các khách hàng trung thành phải nâng cấp thiết bị.

Đối với những hệ thống âm thanh truyền thống, người dùng chỉ cần bảo dưỡng đúng cách là có thể sử dụng chúng trong hàng chục năm với nhiều phương tiện khác nhau như TV, máy tính.

Ngược lại, hệ thống loa của Sonos kết nối thông qua giao thức mạng riêng của họ, giúp đảm bảo chất lượng đường truyền và tín hiệu ổn định hơn so với những dòng loa Bluetooth khác. Nhưng điểm yếu là chúng buộc phải chạy trên Internet và khó có thể liên kết với những sản phẩm đời mới hơn nếu không được cập nhật phần mềm.

Khi các nhà sản xuất không thực hiện cam kết

Nói cách khác, trong trường hợp này, nhiều khách hàng cảm thấy bị phía công ty sản xuất thiết bị lừa phỉnh.

Một câu chuyện được giới đam mê smarthome chú ý gần đây liên quan tới Wink Labs, một công ty khá nổi danh trong vài năm gần đây nhờ giải pháp kết nối và điều khiển các thiết bị smart home trên một giao diện hợp nhất.

Wink Labs đã thành công phần lớn nhờ mô hình dịch vụ miễn phí của họ. Tính tới tháng 5/2020, Wink Labs cho biết đã có hơn 4 triệu thiết bị được kết nối với mạng lưới của họ – một con số khá đáng kể.

Nhưng vào đầu tháng Năm, Wink Labs đã thông báo yêu cầu khách hàng trả phí dịch vụ hàng tháng 4,99 USD để có thể truy cập thiết bị của mình từ ứng dụng Wink thông qua điều khiển bằng giọng nói hoặc giao diện lập trình Wink API. Thời hạn để khách hàng bắt đầu đăng ký là trong vòng 1 tuần kể từ thông báo đưa ra.

Đương nhiên, khách hàng của Wink đã phản ứng dữ dội khi phải đối mặt với khả năng mất tất cả quyền kiểm soát và cài đặt thiết bị nếu họ không đăng ký. Sự giận dữ đối với thông báo của Wink Labs thậm chí đã dẫn đến một vụ kiện tập thể chống lại công ty này.

Đối với khách hàng, vấn đề không nằm ở việc họ phải trả phí đăng ký hàng tháng mà là do thông báo của Wink Labs quá bất ngờ và họ không có thời gian chuẩn bị. Sự thay đổi này cũng rất tréo ngoe khi cụm từ “không phải mất phí đăng ký hàng tháng” vẫn được in trên bao bì sản phẩm của Wink Labs.

Ông Rocco Ancona, một giám đốc công nghệ tại Thung lũng Silicon và cũng là một người dùng sản phẩm của Wink Labs lâu năm, đã đưa ra nhận xét rằng mô hình kinh doanh của công ty này không hề bền vững.

Wink Labs đã cố gắng đạt được thành công với việc bán một thiết bị phần cứng trả tiền trọn gói ở mức giá khá rẻ, hứa hẹn không tính phí dịch vụ hàng tháng, trong khi vẫn phải đảm bảo cơ sở hạ tầng điện toán đám mây, bảo trì phần mềm và chi phí phát triển. Tuy nhiên, để duy trì lâu dài mô hình này là một việc không dễ dàng.

Việc công ty chỉ thông báo trước một tuần về gói đăng ký theo tháng, đe dọa đến hệ thống smarthome mà nhiều người đã mất hàng năm để phát triển, chắc chắn đã gây mất lòng tin với nhiều khách hàng.

Không ai có thể phủ nhận tiềm năng của smarthome trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống, năng suất, hoạt động giao tiếp truyền thông và giải trí cho người dùng.

Tuy nhiên, người dùng nên chuẩn bị trước tâm lý rằng một sản phẩm công nghệ tiên tiến của ngày hôm nay rất có thể trở thành đồ bỏ chỉ sau một thời gian ngắn.

Đó là một thực tế khắc nghiệt đối với lĩnh vực smarthome non trẻ ở thời điểm hiện tại, khi đổi mới sáng tạo luôn đi kèm với rủi ro về một tương lai chưa hoàn toàn vững chắc cho các sản phẩm và thậm chí cho cả những công ty khởi nghiệp đầy hứa hẹn./.

(Theo Vietnam+)

22Feb

Những lưu ý để có ngôi nhà thông minh đúng nghĩa

by ducnv999

Nhà thông minh đã trở thành một khái niệm quen thuộc trong thiết kế. Để xây dựng một căn nhà thông minh đúng nghĩa mà tiết kiệm chi phí nhất, chúng ta cần phải lưu ý những gì?

Thiết kế kiến trúc khi xây nhà thông minh

Nhà thông minh cũng như một ngôi nhà bình thường, trước khi xây dựng cần có bản vẽ kiến trúc của căn nhà. 

Tuy nhiên cách hoạt động của nhà thông minh khác căn nhà thường. Công năng sử dụng khác nhau nên phải thiết kế sao cho phù hợp với nhu cầu sử dụng của bạn. Nội thất thông minh

Việc sử dụng nội thất thông minh giúp căn nhà bạn đa dạng hơn về công năng, sử dụng được nhiều kịch bản khác nhau.

Hãy sắp xếp bố trí phù hợp các nội thất trong nhà để sử dụng diện tích tối ưu nhất. Diện tích ngôi nhà

Tùy theo diện tích ngôi nhà bạn lớn hay nhỏ, khoảng cách các phòng cách xa hay không để có thể đưa ra phương án lắp đặt thiết bị thông minh phù hợp.

Nếu diện tích nhà bạn không quá lớn thì nên dùng giải pháp lắp đặt thiết bị thông minh không dây, chúng kết nối với nhau qua wifi giúp bạn tiết kiệm chi phí hơn.

Đồng thời các thiết bị không dây này cũng dễ dàng thay đổi khi có hư hỏng. Nhược điểm của các thiết bị này cần hệ thống wifi mạnh, các thiết bị nên gần modem wifi để có thể hoạt động tốt nhất.

Cần biết rõ diện tích nhà bạn bao nhiêu để chọn giải pháp nhà thông minh phù hợp

Đối với các nhà có diện tích lớn nên lắp đặt hệ thống thiết bị có dây là tối ưu nhất, hệ thống này hoạt động thông qua bộ điều khiển trung tâm. Vị trí đặt các thiết bị thông minh trong nhà

Trong bản vẽ thiết kế nhà có 1 bản vẽ thể hiện sơ đồ bố trí các thiết bị điện.

Lắp đặt thiết bị thông minh sao cho hài hòa và tiện lợi khi sử dụng.Lựa chọn nhà cung cấp thiết bị cho nhà thông minh uy tín, chất lượng.

Khi xây nhà thông minh mới đương nhiên chủ nhà rất muốn mọi thứ suôn sẻ. Tuy nhiên không thể quan sát và nắm bắt tình hình xây dựng hết được.

Đối với nhà thông minh thì thiết bị thông minh lắp đặt trong nhà là quan trọng nhất. Bạn nên tìm các công ty chuyên về giải pháp nhà thông minh để họ tư vấn và lắp đặt theo ý muốn của bạn.

Đừng nên sử dụng các thiết bị không rõ nguồn gốc, rất không an toàn. Hệ thống quản lý nhà tự động

Ngoài những lưu ý trên bạn cần phải biết rằng tất cả các hoạt động của ngôi nhà sẽ được giám sát dưới một hệ thống lập trình tổng. Tức là với bất kỳ hoạt động nào hệ thống sẽ thông báo cho người sử dụng dưới dạng các báo cáo tin nhắn hoặc cảnh báo bằng giọng nói nếu có thấy nguy hiểm. Tất cả sẽ được gửi vào thiết bị cầm tay như điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng, khi đó việc quản lý ngôi nhà sẽ trở nên vô cùng đơn giản và tiện lợi. Các yếu tố khác

Ngôi nhà thông minh là ngôi nhà có hệ thống điện hoàn hảo, các thiết bị điện được lập trình một cách tối ưu hóa cho việc điều khiển và vận hành. Để thiết kế nhà thông minh đúng nghĩa cần chú ý tới các yếu tố sau:

– Nhà thông minh thân thiện với môi trường: không phải là yếu tố quan trọng nhất trong một hệ thống nhà thông minh, nhưng nó cũng là yếu tố góp phần cho nhà thông minh trở nên hoàn hảo hơn. Một ngôi nhà thông minh thì bên trong nó không thể thiếu được một hệ sinh thái bởi nó sẽ tạo được sự cân bằng về mặt môi trường cũng như thẩm mỹ. Và hệ sinh thái trong nhà thông minh sẽ làm cho cuộc sống của bạn được trở nên cân bằng hơn với hệ thống điều hòa môi trường, kiểm soát các thông số môi trường như nhiệt độ, độ ẩm…

 Tiết kiệm năng lượng: là vấn đề không thể thiếu được khi nhắc đến nhà thông minh. Và điều đó được thể hiện ở việc là các thiết bị có thể được khai thác và sử dụng tốt nhất nguồn nguyên liệu có sẵn trong thiên nhiên, ví dụ như: sức gió, năng lượng mặt trời, … thay cho việc tiêu tốn nhiên liệu sử dụng cho các thiết bị công nghệ hiện đại.

 Hệ thống điện thông minh: có thể nói đây là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến đó có phải là một ngôi nhà thông minh hay không. Hệ thống điện thông minh trong ngôi nhà bao gồm hệ thống chiếu sáng thông minh, hệ thống rèm cửa tự động, hệ thống kiểm soát môi trường, hệ thống an ninh giám sát…

Theo Lam Anh/reatime.vn

Contact