Category "Tin tức"

10Dec

Những sai lầm chết ngườI khi lắp camera tạI nhà

by Smarthome

Để yên tâm về sự an toàn của nhà mình, nhiều người chọn cách lắp camera. Những sơ suất, chủ quan tưởng chừng như đơn giản của người dùng có thể khiến họ trả giá đắt…Chưa cần bàn đến các yếu tố công nghệ cao siêu như hacker cố tình tấn công xâm nhập thiết bị hay lỗ hổng bảo mật, sự chọn lựa của gia chủ về nơi lắp máy, sơ ý về bảo mật cũng có thể khiến thiết bị được “mở cửa” cho người lạ “vào nhà” mình.

Giao phó cho người khác

Hầu hết loại camera an ninh được nhiều gia đình sử dụng hiện nay đều là dạng camera IP kết nối qua mạng Internet WiFi. Những loại này có giá rẻ đến mức bình dân, nhà nào cũng có thể mua về sử dụng. Việc lắp đặt cũng đơn giản, chỉ cần kết nối mạng WiFi, vị trí gắn đâu cũng được, miễn có nguồn điện để thiết bị hoạt động liên tục.

Tuy nhiên, việc lắp đặt có đôi chút khó khăn ở thao tác cài đặt phần mềm lên điện thoại, kết nối camera với điện thoại và thiết lập phần mềm quản lý. Dù các thiết bị và phần mềm điều khiển đều có hướng dẫn khá cụ thể, nhưng không phải ai cũng có thể thực hiện dễ dàng. Do vậy, nhiều người thường nhờ đến những người “rành nghề” hơn làm giúp, hoặc có thể thuê nhân viên dịch vụ kỹ thuật đến nhà cài đặt giúp.

Một trong những sai lầm của nhiều người dùng hiện nay là nhờ người khác lắp đặt các camera cho mình… rồi để họ quản lý luôn. Nhiều người dùng nhờ người khác cài đặt giúp rồi đọc luôn tên đăng nhập, mật khẩu cho họ và sau đó không “buồn” sửa lại. 

Đây là điều tối kỵ trong việc bảo mật tài khoản cá nhân, dù người cài đặt giúp mình có là người quen, thân đi nữa. Nhiều người dùng sẽ không biết được rằng người kia chỉ cần nhớ tên và mật khẩu, họ chỉ việc cài đặt phần mềm quản lý lên điện thoại của họ, đăng nhập vào tài khoản quản lý là có thể “sở hữu” những hình ảnh từ chiếc camera an ninh trong gia đình khổ chủ.

Một sai lầm khác là nhiều người dùng để nguyên thiết lập mặc định của nhà sản xuất thiết bị và sử dụng, vì cứ đinh ninh chỉ có điện thoại của mình mới điều khiển được camera an ninh ở nhà. Những thiết lập mặc định có thể là dạng public (công khai, không cần mật khẩu đăng nhập) hoặc mật khẩu đơn giản (thường là 123456 hay abcdef)… 

Những thông tin về thiết lập mặc định của nhà sản xuất trong các thiết bị hoàn toàn có thể dễ dàng tìm thấy trên mạng. Khi đó, những kẻ có ý đồ hoặc “hàng xóm” tò mò có thể dùng các phần mềm dò tìm camera hoặc phần mềm quản lý để kết nối với camera của nhà bạn.

Khi gia chủ bị theo dõi

Các chuyên gia bảo mật vẫn thường cảnh báo không có thiết bị kết nối mạng nào là an toàn tuyệt đối. Camera quan sát cũng vậy, dù chức năng của nó là “đảm bảo an ninh”. Chúng ta từng nghe nhiều chuyện như hệ thống mạng của các ngân hàng, hàng không, cơ quan an ninh bị tấn công dù được bảo mật vô cùng chặt chẽ. 

Các chuyên gia bảo mật thường khuyên người dùng đừng bao giờ tin tưởng tuyệt đối vào hệ thống quản lý những chiếc camera ở nhà mình. Nó hoàn toàn có thể bị kẻ xấu xâm nhập không chỉ bởi những sai lầm, chủ quan của người dùng nêu trên mà còn cả những lỗi bảo mật mạng.

Vì tin tưởng vào sự an toàn của camera an ninh, nhiều người không ngần ngại đặt camera ở những nơi thường xuyên diễn ra các hoạt động riêng tư như… phòng ngủ. Lý do thì nghe có vẻ hợp lý và dễ thông cảm như: “vợ và con nhỏ hay chơi ở trong phòng ngủ nên lắp đặt ở đó để tiện quan sát”; “hay vắng nhà nên cần camera mọi ngóc ngách”… Với suy nghĩ này, chính họ đã tự đặt mình vào nguy cơ bị “theo dõi ngược” mà không hề hay biết.

Thực tế không ít lần những video quay lén “chuyện trong nhà” được đưa lên các mạng xã hội để câu “like”, “view”, trong đó có những video được “lấy trộm” từ các camera an ninh của các gia đình khổ chủ. 

Trên mạng xã hội Facebook cũng từng râm ran một số câu chuyện về những đoạn video ghi lại cảnh sinh hoạt riêng tư của vợ chồng bị lộ từ chính camera an ninh trong nhà họ. Người tiết lộ đoạn video đó lên mạng (tự xưng) là thợ đã lắp đặt camera.

Hệ quả xấu của việc bị theo dõi ngược chắc chắn không chỉ đơn giản là những đoạn video sinh hoạt riêng tư trên. Một khi đã xâm nhập được hệ thống camera, những kẻ xấu hoàn toàn sử dụng vào mục đích xấu khác trong một thời gian dài. 

Chẳng hạn như họ sẽ có trong tay thông tin về thói quen sinh hoạt trong gia đình; giờ giấc đi về, làm việc, đi lại của từng người trong nhà, việc đưa đón trẻ đi học, đi chơi… Thậm chí có thể là tài sản trong nhà được cất giấu ở đâu. Từ đó, kẻ xấu có thể “ra tay” thực hiện ý đồ bất kỳ lúc nào. Đến khi gia chủ hiểu chuyện thì đã quá muộn!

Tự bảo vệ mình trước camera

Điều nguy hiểm là những diễn tiến của các hoạt động này lại không thể được nhìn thấy. Người dùng không thể nhận biết được khả năng có thể gia đình mình đang bị “theo dõi ngược” bởi chính camera an ninh của mình.

Theo các chuyên gia an ninh mạng, việc sử dụng camera an ninh đương nhiên là tốt cho sự an toàn của các gia đình, nhưng người dùng cũng không nên chủ quan đặt trọn niềm tin vào nó. Bên cạnh việc tuyệt đối bảo mật tài khoản quản trị hệ thống camera, người dùng cũng nên cân nhắc vị trí lắp đặt. Nếu không quá cần thiết, không nên đặt camera ở những nơi thường diễn ra tình huống “nhạy cảm”, nơi thường diễn ra sinh hoạt gia đình

theo tuổi trẻ

10Dec

Bắt chước căn phòng thông minh giống iron man, ra lệnh cho cả bóng đèn, quạt,… bằng giọng nói

by Smarthome

có thể nói căn phòng của Iron man thực sự là một concept chuẩn chỉnh của “smarthome” – đó không chỉ là trên phim nữa, mà ngoài đời thực bạn cũng có thể sở hữu một căn nhà chuẩn chỉnh như thế, một hệ sinh thái những thiết bị, cảm biến và phụ kiện thông minh được kết nối chung với nhau trong nhà, hoạt động đồng bộ dựa trên những câu lệnh và dữ liệu từ chủ nhân. Trông hiện đại như phim là vậy nhưng thực ra đó chẳng phải là một giấc mơ quá xa vời, bởi ở thời điểm hiện tại, chỉ cần bỏ ra số vốn từ 7  triệu là chúng ta có thể sở hữu một thiết kế tương tự ngay trong tầm tay.

1. Loa thông minh

Nếu có ý định bắt chước iron Man, chắc chắn một chiếc loa thông minh sẽ là thành phần không thể thiếu và cần được quan tâm đầu tiên. mọi lời nói và câu lệnh đều được căn nhà nghe theo một cách tinh ý và đều đặn, sau đó thực hiện theo một cách bài bản không lằng nhằng. Với sự phát triển của công nghệ hiện nay, chỉ một chiếc loa thông minh với kích cỡ nhỏ gọn bỏ túi là quá đủ để thiết lập và thỏa mãn nhu cầu tuân lệnh răm rắp này.

2. Thiết bị thông minh

Ưu điểm lớn nhất của loa thông minh là khả năng xử lý tích hợp trí tuệ nhân tạo, nhưng nó chỉ đóng vai trò là trung gian tiếp nhận mệnh lệnh. Vì vậy, sau khi đã có một cô nàng trợ lý ảo làm cánh tay phải đắc lực, điều thứ 2 cần lưu ý là những thiết bị thông minh kết nối đi kèm để giúp chúng kết hợp với nhau cùng thực hiện nhu cầu của chủ nhân. Những sản phẩm như bóng đèn, ổ cắm chắc chắn là vật dụng tất yếu ở mỗi ngôi nhà, và chúng đều có thể trực tiếp góp phần vào hệ sinh thái smarthome. 

– Ổ cắm thông minh: Khác với ổ cắm thường dùng chỉ có nhiệm vụ… tồn tại một chỗ, ổ cắm thông minh còn cho phép ngắt điện độc lập theo trạng thái mong muốn tại nơi đó. Cách điều khiển cũng tương tự như các sản phẩm thông minh khác.

– Cảm biến thông minh: Nếu đã từng xem các bộ phim nơi người ta chỉ cần vẫy tay, làm vài động tác là điều khiển được đèn và thiết bị, thì đây chính là chìa khóa dẫn tới câu trả lời cho bạn. Những chiếc cảm biến này tiện lợi ở chỗ chúng được lập trình để tự thực hiện các chuỗi hành động nhất định, thường được kích hoạt khi nhận diện có chuyển động. Chẳng hạn khi lắp cảm biến ở cửa ra vào, hành động mở cửa sẽ là yếu tố ra lệnh ngầm cho các thiết bị kết nối với cảm biến. Khi đó, đèn sân/phòng khách của bạn sẽ tự bật sáng, hoặc loa thông minh cũng có thể tự chơi nhạc cùng lúc.

3. Bộ điều khiển trung tâm

Lướt qua một đống vẫn chỉ thấy loanh quanh toàn những bóng đèn, ổ cắm với vài thứ lặt vặt, vậy muốn nâng level lên điều khiển cả TV, máy giặt thì phải làm sao. Câu trả lời sẽ để dành cho một thứ có tên “bộ điều khiển trung tâm”. 

Đây là thứ sẽ giúp tập hợp quản lý và kết nối những TV, quạt, điều hòa, máy giặt… thành một hệ thống chung, từ đó liên kết với hệ sinh thái smarthome cùng loa thông minh để đồng bộ qua lại. Điều kiện duy nhất cần lưu ý là các thiết bị thành phần ban đầu (TV, tủ lạnh, máy giặt đó) phải là loại có điều khiển từ xa mới có thể hoạt động tương thích. Sau khi hoàn thành khâu cài đặt, tất cả những thiết bị đó sẽ trở nên “thông minh”, có thể được điều khiển qua một app trên smartphone hoặc ra lệnh qua loa để thực hiện nhu cầu

Xem thêm hệ thống an ninh chống trộm

10Dec

Tip vớI smarthome chạy hệ sinh tháI google home

by Smarthome

Chia sẻ với anh em chút kinh nghiệm của mình khi sử dụng nhà thông minh bằng hệ sinh thái Google Home. Hiện tại mình cũng chọn Google Home làm giải pháp chính cho nhà mình vì nó đơn giản, phần cứng phong phú, nhiều hãng làm đồ điện tử, và quan trọng là có Google Assistant rất ngon.

Thiết bị không xuất hiện trong Google Home thì làm sao?

Có 2 nguyên nhân cho việc này:

1. Thiết bị của bạn chưa được đồng bộ, ví dụ bạn đã add cái đèn Yeelight của mình bên app Xiaomi nhưng trong app Google Home chưa hiện, hoặc add đèn Philips rồi mà Google chưa tìm thấy đèn.

Lúc đó bạn có thể làm 1 trong 2 cách sau:

Vô app Google Home, kéo từ trên xuống để nó cập nhật lại danh sách thiết bị

Nói chuyện với Google Assistant, bằng loa của bạn, bằng app trên iOS, Android gì cũng được, với câu lệnh “Sync my devices”.

2. Thiết bị của bạn không được hỗ trợ từ đầu. Việc này dễ phát hiện nhất với các món đồ được add qua cục hồng ngoại Broadlink RM Mini 3. Từ Broadlink, bạn chỉ liên kết được máy lạnh và TV sang Google Home thôi, quạt thì không được. Lúc đó bạn cần setup quạt của mình như là một cái máy lạnh thì bên Google sẽ nhận thấy.

Dạo này Google Home Mini không còn nhận được tiếng Việt?

Một sáng đẹp trời thức dậy thì con Google Assistant trên mớ loa Google Home, Google Nest của mình không còn hiểu được tiếng Việt nữa, trong khi trên điện thoại thì vẫn nói chuyện tiếng Việt bình thường. Bẵng đi một thời gian, mình vô tình nhớ tới cách đổi ngôn ngữ để khắc phục lỗi này, đã thử và đã thành công. Cách làm đó là bạn cần chuyển ngôn ngữ của các loa Google sang English (UK).

Các bước thực hiện:

Mở ứng dụng Google Home

Bấm vào biểu tượng bánh răng (Cài đặt) ở giao diện chính của app > Tùy chọn cài đặt khác (nó nằm gần dưới cùng)

Trong màn hình mới, chọn tab “Trợ lý” > Ngôn ngữ

Bấm vào dòng English (United State), chuyển sang English (United Kingdom)

Nhấn back ra ngoài, thử nói lại tiếng Việt là sẽ thành công.

Trước đây một số anh em chỉ dùng tiếng Na Uy cũng nhận được tiếng Việt nhưng như vậy các màn hình thông minh, ví dụ như chiếc Google Nest Hub, sẽ chuyển giao diện sang tiếng Na Uy khó chịu lắm. Anh em thử cách mình hướng dẫn xem sao nhé.

Nên xem: 8 tính năng rất hay của Google Home mà bạn nên dùng

Màn hình thông minh – vui đấy, nên mua

Google Nest Hub, nhỏ nhỏ xinh xinh với màn hình 7″ mà vẫn có đủ màn hình ổn, có loa hay, và quan trọng là tích hợp Google Assistant với microphone cực nhạy. Con này giá cũng không quá cao, tầm 2 triệu, nhưng lâu lâu hay được giảm giá nên anh em cứ săn hàng trên Shopee nhé. 

Màn hình này ngoài việc có thể cho bạn xem hình ảnh lấy từ Google Photos còn có thể dùng để điều khiển smarthome nữa. Nó có giao diện cảm ứng để làm chuyện đó. Hoặc bạn ra lệnh giọng nói cũng được.

Nhớ mua loại smart display nào mà có Google Assistant nhé, chứ không thì uổng lắm.

Đừng giới hạn suy nghĩ của bạn ở các đồ smarthome Google Home

Đồ smarthome có những thứ không nhất thiết phải link vào Google, ví dụ như ổ khóa hay tủ lạnh hay lò vi sóng chẳng hạn. Miễn là nó tiện, nó hay thì bạn cứ mua. Ví dụ nhà mình đang dùng ổ khóa OJJ Xiaomi X1 không liên kết được với Google Home, nhưng mình không cần tới nó vì bản thân ổ khóa này đã quá tiện lợi, chạm phát là vân tay nhận, vô trong nhà. Gửi thông báo khi có người vào nhà thì đã có app Xiaomi lo rồi, không cần phải qua Google làm gì.

Nói chung, anh em thấy đồ nào ngon quá thì cứ mua, đừng ngại việc nó không hỗ trợ Google Home nhé. Một căn nhà có thêm vài món như thế cũng chẳng ảnh hưởng gì đâu.

Nguồn: Tinhte

10Dec

Chia sẻ kinh nghiệm & thù thuật dùng con robot hút bụI Xiaomi

by Smarthome

Chia sẻ với anh em chút kinh nghiệm sử dụng con robot hút bụi Xiaomi của mình để nó phục vụ anh em tốt hơn nhé.

Thỉnh thoảng nhớ dọn dẹp cho nó

Lâu lâu bạn nhớ dọn dẹp cho con robot của mình, bao gồm thay nước, giặt giẻ, giặt bộ lọc, làm sạch khay đựng bụi. Những thứ này tầm 3 ngày làm một lần là ổn, nếu bạn có thời gian thì hãy làm thường xuyên hơn. Và khoảng 1 tháng thì bạn nên lau toàn thân cho robot, nhớ lau luôn cả cục gù màu cam của robot vì đây chính là radar dò đường đi của máy.

Lưu ý rằng nếu bạn có giặt bộ lọc không khí hay rửa khay đựng bụi thì tất cả đều phải được phơi cho khô ráo sạch nước rồi mới lắp vào robot nhé. Nếu không thì bụi và nước có thể chặn đường hút không khí của robot đấy, lúc đó bạn sẽ nghe robot lên tiếng nhắc nhở.

Ngoài ra, định kỳ bạn cũng cần thay bộ lọc mới cho sạch sẽ, và nếu chổi quét của robot đã tã quá thì cũng nên thay luôn. Những món đồ phụ tùng này bạn có thể mua ở các cửa hàng bán đồ Xiaomi, hoặc Mi Store chính hãng Việt Nam cũng có bán 

Bản đồ của robot là tự chạy, tự học, bạn không cần làm gì hết

Hồi mới mua con robot hút bụi Xiaomi về, mình nghĩ rằng phải điều khiển nó đi khắp nha từng chút một để nó quét được bản đồ. Hóa ra mình sai cmnr, bạn chỉ cần nhấn nút Clean up trên app hoặc trên thân máy để con robot tự dọn dẹp, trong quá trình đó nó tự scan và lưu bản đồ luôn, bạn chẳng phải làm cái gì hết.

Sau khi đã quét xong cả nhà, từ lần sau trở đi bạn có thể dùng app Mi Home để xem bản đồ nhà mình, thiết lập các No Go Zone (vùng cấm dọn dẹp), hoặc điều khiển nó tới dọn ở một phòng nhất định.

Xem thêm: không nên dùng robot hút bụi khi nào?

Cài giọng nói tiếng Anh cho robot hút bụi

Nếu bạn mua robot phiên bản Trung Quốc thì cũng không sao, bạn có thể vào app Mi Home > chọn robot của bạn > nhấn nút 3 dấu chấm > Robot voice and volume. Ở đây bạn có thể tải về gói ngôn ngữ Tiếng Anh, khi đó robot sẽ nói bằng tiếng Anh nếu có vấn đề, cũng như thông báo tình trạng vận hành cho bạn. Chọn gói có chữ “English, femail voice” nhé anh em.

Hẹn giờ tự chạy là ngon nhất

Đây là chế độ mà mình nghĩ mọi người đều nên dùng, chứ ai rảnh đâu mà đi nhấn cho con robot nó chạy, thủ công quá. Thay vào đó, bạn có thể hẹn giờ mà mọi người đều đi khỏi nhà, hoặc giờ mà nhà bạn trống nhất, để robot tự vận hành.

Như nhà mình thì mình cài 9h30 sáng vì giờ đó mọi người đều đã đi làm hết, nó chạy hết nhà là tới 10h30, sau đó quay về dock tự động.

Để cài giờ tự chạy, bạn dùng app Mi Home > chọn robot của bạn > nhấn nút 3 dấu chấm > Timer. Bạn có thể cài cho nó khỏi chạy vào cuối tuần, hoặc chạy cách ngày, vào những giờ bạn chỉ định. Linh hoạt lắm.

Dọn dẹp ở một vị trí nhất định

Ví dụ anh em có một chỗ mới vừa làm đổ bụi hoặc mới vừa khoan tường xong, anh em có thể ra lệnh cho robot dọn dẹp đúng một chỗ đó mà thôi. Tính năng này gọi là Spot Cleanup. Bạn có thể bê robot tới nơi cần dọn rồi nhấn vào nút nhỏ ở bên phải của robot (có một nút hình phích cắm là để quay về dock, và nút dừng / tiếp tục, thì nút kế bên là nút Spot Cleanup).

Spot Cleanup khi chạy sẽ dùng công suất mạnh hơn để dọn sạch hơn, nên âm thanh khi đó cũng to hơn, cái này bình thường nha anh em.

 

10Dec

Những món đồ mình sẽ KHÔNG mua của Xiaomi

by Smarthome

Đồ Xiaomi thì tốt và rẻ đấy, mình cũng rất thích cách họ làm sản phẩm, nhưng không phải vì thế mà mình cuồng Xiaomi, cái gì cũng mua. Có những thứ mua xong thì bạn sẽ gặp một số khó khăn, một số vấn đề nhất định, hay chỉ đơn giản là Xiaomi chưa làm tốt về thiết bị đó mà thôi.

Máy lạnh Xiaomi

Máy lạnh Xiaomi Mija thỉnh thoảng vẫn được anh em thương gia nhập từ Trung Quốc về bán, tuy nhiên mình sẽ không bao giờ mua máy lạnh của Xiaomi theo đường “xách tay” này. Lý do là vì máy lạnh là thứ bạn sẽ xài trong thời gian rất lâu dài, và trong thời gian đấy máy lạnh chắc chắn sẽ xảy ra hư hỏng, hoặc một số thứ cần phải bảo trì vì tới tuổi. Kinh nghiệm mấy chục năm xài máy lạnh đã cho thấy điều đó rồi.

Việc không có hàng chính hãng ở Việt Nam khiến chuyện tìm linh kiện trở nên khó khăn hơn khi bạn cần sửa chữa hay thay thế gì đó cho chiếc máy lạnh của mình. Ga máy lạnh thì còn có thể dùng chung, nhưng còn các linh kiện máy móc khác bên trong thì khó lắm. Chưa kể những thứ đặc thù sẽ cần hiểu biết, kiến thức của thợ, mà thợ không rành về thiết kế máy của Xiaomi thì họ sẽ không thể sửa hoặc không dám nhận sửa.

Khi nào Xiaomi mang máy lạnh về phân phối chính hãng và máy của họ đủ phổ biến thì mình mới nghĩ tới chuyện mua nó. Nhìn thì cũng xịn xò đấy chứ.

 

Tủ lạnh 

Lý do tương tự như trên, dù cho tủ lạnh Xiaomi nhìn rất là fancy, rất là xịn và hiện đại. Dòng tủ lạnh Viaomi của Xiaomi thậm chí còn tích hợp nguyên cái màn hình siêu to khổng lồ, nhìn hiện đại không thua gì các dòng smart fridge của Samsung, LG. Ngại khúc hư hỏng gì đó thì sửa khó.

Ngoài ra các tủ lạnh hay máy lạnh cũng là hàng có kích thước lớn, khi nhập về thường sẽ có giá khá cao do khâu vận chuyển phức tạp.

 

TV

Mình đã được xem thử một số ít TV Xiaomi thì thấy là ngoài giá rẻ ra, những tính năng khác khá là cơ bản và chất lượng hình ảnh thì không sướng như Sony, Samsung, LG. Mình ra cửa hàng Xiaomi coi thử thì thấy TV màu nó hơi nhạt một tí, không biết có phải là do chiếc đó hay không. Nhưng cơ bản là nhìn không hài lòng nên mình sẽ không mua TV Xiaomi cho đến khi thấy được một model ngon hơn.

Mình chưa có dịp xài nên không biết là các chức năng Smart TV có bị giới hạn gì ở bản nội địa Trung Quốc hay không. Anh em nào đã xài rồi thì hãy chia sẻ thêm kinh nghiệm nhé.

Laptop Xiaomi 

Máy tính xách tay của Xiaomi chính hãng hiện tại khá ít model, chủ yếu là các cấu hình cơ bản nên bạn cũng không có nhiều lựa chọn. Ngang giá đó bạn có thể mua được những con tương đương từ Asus, HP, Dell… là những công ty đã có tên tuổi và cả kinh nghiệm lâu năm trong việc kinh doanh, phát triển mặt hàng này. Thiết kế cũng đẹp hơn. Chưa kể là màn hình của laptop Mi Notebook Pro nhìn khá là chán, chưa đủ thuyết phục mình mua về xài.

Có thể trong tương lai khi Xiaomi đem các dòng máy mới hơn, xịn hơn và chất lượng cao hơn về Việt Nam thì mình sẽ suy nghĩ lại, ví dụ như dòng Mi NoteBook 2020 của họ chẳng hạn. Riêng về laptop thì mình nghĩ rằng Xiaomi hoàn toàn có thể làm ra các máy ngon hơn vì nó cũng khá là phổ thông, chỉ là họ muốn hay không mà thôi. Hóng tiếp các model mới.

 

Đèn

Một số dòng bóng đèn của Xiaomi thì thường không hỗ trợ kết nối vào Google Assistant, nên không dùng chung hệ sinh thái ở nhà được, cũng không chơi được với Apple luôn. Thay vì mua đèn thương hiệu Mi, anh em hãy mua thương hiệu Yeelight, cũng là công ty liên quan tới Xiaomi nhưng đèn Yeelight hay được bán ra quốc tế, nó hỗ trợ Google Assistant rất tốt và cả Apple HomeKit nữa. Đồ Yeelight cũng không quá đắt, lại đẹp và đầy đủ chức năng. Nếu bạn muốn add vào Mi Home cũng được luôn.

Hiện tại mình đang dùng khá nhiều đèn Yeelight, bao gồm 3 đèn trần nhỏ, 1 đèn trần lớn trong phòng làm việc, 3 bóng đèn Yeelight loại đổi màu, và dây đèn LED.

Quạt cây

Quạt Xiaomi có kết nối Wi-Fi nên bạn có thể điều khiển từ xa rất dễ dàng, thiết kế cũng đẹp nữa, nhưng công suất của đa số các model nhập về Việt Nam đều yếu nên quạt không đủ mạnh. Dùng cho phòng ngủ 1 người thì còn được, chứ dùng cho phòng khách hay phòng ngủ rộng thì thua. Smartmi 2s, cái quạt mà anh em thường chuộng mua, có công suất chỉ 25W. Trong khi đó, cái quạt Asia mình mua từ chục năm trước đã có công suất tới 55W lận, quạt bao mát cho gần như mọi căn phòng.

Ngoài ra quạt cũng có điều khiển từ xa mà, nên việc điều khiển qua app cũng thường không tiện. Hoặc bạn mua thêm cục hồng ngoại rồi ra lệnh bằng giọng nói còn có lý hơn.

10Dec

Kinh nghiệm lắp đèn thông minh cho nhà mớI

by Smarthome

Bữa giờ anh em quan tâm nhiều về việc lắp đặt đèn thông minh như thế nào, có nên lắp hay không, nên lắp loại nào cho những căn nhà mới xây / mới bàn giao. Trong bài này mình chia sẻ kinh nghiệm của mình về việc dùng đèn thông minh làm đèn chính (không bàn tới việc dùng làm đèn trang trí, cái đó dễ quá rồi). Mời anh em tham khảo trước để chọn được giải pháp chiếu sáng ngon lành, không bị phí tiền.

Đèn thông minh vs công tắc thông minh?

Có 2 lựa chọn:

1. Bạn sử dụng đèn như bình thường, tức loại không có kết nối Internet hay bất kì kết nối nào khác, hay gọi vui là stupid light. Lúc đó bạn sẽ tất bật từ xa hay ra lệnh giọng nói này kia thông qua công tắc thông minh gắn trên tường. Cách này thì:

Tiết kiệm được kha khá tiền. Thay vì mua mỗi bóng smart tầm 300-400k / bóng, bạn có chỉ cần bỏ ra khoảng 100-200k cho bóng, và mua 1 cái công tắc thông minh tầm 400-700k tùy loại

Bù lại, bạn không thể điều khiển được độ sáng, màu sắc của đèn, chỉ đơn giản là bật hay tắt. Thường thì người ta sẽ cố định đèn màu trắng hoặc vàng nắng hoặc vàng.

2. Bạn dùng công tắc bình thường, và bóng đèn của bạn là loại smart đúng nghĩa, có thể kết nối vào Internet hoặc dùng ZigBee để nối vào cục trung tâm (rồi từ cục trung tâm đi ra Internet, như các bóng Philips chẳng hạn). Cách này thì:

Chi phí cao hơn, bạn phải mua từng bóng đèn thông minh cho căn phòng hay căn nhà của mình

Đổi lại bạn có thể kiểm soát độ sáng, màu sắc của đèn tùy theo nhu cầu. Thích trắng, vàng, vàng nắng, hay thậm chí xanh đỏ hồng tím gì cũng được.

 

Ban đầu mình dự tính đi theo phương án số 2 cho căn nhà chung cư của mình, nhưng do độ dày trần thạch cao không đủ để lắp nên mình đành phải đi theo cách số 1. Mình sẽ nói kĩ hơn về vụ này ở bên dưới.

Mà chia sẻ luôn với anh em là ít khi nào chúng ta cần đổi màu đèn lắm, chủ yếu đổi giữa đèn trắng – vàng – vàng nắng mà thôi. Việc đổi sang đèn màu đỏ, tím, xanh… chỉ trong một số trường hợp ít thôi nên anh em nhớ cân nhắc vụ này. Các loại bóng có thể đổi 16 triệu màu thường đắt hơn so với đèn chỉ đổi giữa tông trắng với vàng.

Tham khảo đèn thông minh ở bài viết tại đây

Để ý trần thạch cao trước khi mua đèn

Hiện tại đèn thông minh có 3 loại:

Loại đèn bóng, dùng chuôi E27, ví dụ như bóng Yeelight Smart Bulb

Loại đèn mỏng, gọi là đèn downlight, ví dụ như loại Xiaomi Philips Smart Downlight

Loại đèn trần, thường to và để gắn giữa trần, ví dụ như loại Yeelight LED Ceilight Light

Đèn trần thì không có nhiều thứ để cân nhắc, cứ mua về gắn vào giữa phòng khách, phòng ngủ hay phòng làm việc là xong thôi. Hai loại kia mới nhức đầu.

Đèn bóng để gắn lên trần thì cần lon đèn, mà nếu trần thạch cao của bạn không đủ dày để gắn lon đèn thì xem như thua. Khi đó bạn phải chuyển sang dùng đèn mỏng hơn, là loại downlight.

Tuy nhiên, căn hộ của mình thậm chí trần thạch cao cũng không đủ để gắn đèn smart downlight luôn. Cái bóng đèn Xiaomi Philips Downlight (hình trên) mình tính mua có độ dày là 8cm, trong khi trần nhà do chủ đầu tư làm sẵn thì chỉ chứa được đèn tối đa 5cm mà thôi. Thế nên mình buộc phải dùng đèn downlight không có kết nối Internet (đội thi công của mình mua đèn MPE cho mình, mình thấy cũng ok nên chơi luôn).

Để biết được trần thạch cao nhà mình có thể dùng với độ dày đèn bao nhiêu, bạn có thể nhờ thợ lắp đèn khoét một lỗ nhỏ để đo thử. Và bạn phải làm chuyện đó trước khi quyết định chọn mua đèn, chứ không thôi mua về không vừa thì tiêu.

Nếu bạn thi công trần thạch cao từ đầu thì không sao, bạn có thể tùy ý chọn độ dày, lúc đó thì không có gì phải lo.

Độ sáng / công suất bao nhiêu?

Các bóng đèn thông minh hiện tại có công suất chủ yếu vào khoảng 9-10W / bóng, cũng bằng với bóng đèn bình thường. Phòng khách của mình rộng khoảng 20 mét vuông, mình dùng 6 đèn downlight là đủ sáng (chưa tính 2 đèn ở khu bếp gần với phòng khách). Và bởi vì mình thích nhà cửa sáng sủa nên mình mua loại đèn downlight tới 12W lận, giá cao hơn tầm vài chục nghìn / bóng thôi nhưng sáng sủa hơn hẳn. Bóng 12W mà có kết nối Wi-Fi thì hơi khó kiếm đấy.

Ngoài ra phòng khách của mình còn có 1 cái đèn trần Yeelight kết nối Wi-Fi nữa để điều chỉnh giữa tông trắng và vàng tùy thời điểm trong ngày.

Riêng trong phòng làm việc của mình thì tuy diện tích nhỏ, mình ước tính chỉ tầm 15 mét vuông thôi, nhưng mình chơi 4 đèn 12W + 1 đèn Yeelight 56W cho chắc ăn để lúc mình quay phim chụp hình cho nó đủ sáng.

Có sợ Wi-Fi bị quá tải không?

Các router Wi-Fi cấu hình thấp, ví dụ loại mà nhà mạng hay gắn cho bạn, thường sẽ bị quá tải khi có quá nhiều thiết bị kết nối vào. Mà nếu bạn chơi đồ smarthome thì cả chục thiết bị kết nối vào là bình thường, lúc đó kết nối sẽ thiếu ổn định, hay rớt, tốc độ chậm, không phản hồi… Khi ấy không chỉ thiết bị smarthome bị ảnh hưởng mà cả máy tính, điện thoại, TV… của bạn cũng gặp vấn đề.

Nên mua loại nào có RAM lớn lớn chút, từ 256MB trở lên, nếu có loại 512MB thì càng tốt. Thông tin về RAM của router mọi người có thể dễ dàng tìm trên Google bằng cách gõ tên router kèm thêm chữ RAM. Hiện tại mình đã mua con Linksys EA7500, để dùng một thời gian rồi share tiếp với các bác

Mình chưa từng dùng Wi-Fi mesh nên không rành, nghe bảo ổn định và ngon lành lắm, 

Riêng với loại bóng đèn kết nối thông qua hub trung tâm, ví dụ bóng Philips Hue, thì bạn không cần lo vụ quá tải vì thực ra chỉ đang có một thiết bị kết nối vào Wi-Fi trong nhà mà thôi (là cái hub). Bóng đèn thì tụi nó nói chuyện bằng kết nối ZigBee với hub rồi.

Tóm lại mấy thứ sau:

Nhớ kiểm tra độ dày trần thạch cao

Cân nhắc giữa việc mua đèn thông minh vs công tắc thông minh

Lựa chọn độ sáng phù hợp công năng của căn phòng, chứ không dễ bị tối, khó chịu

Nếu bạn dùng loại đèn kết nối thẳng vào Wi-Fi, nhớ lựa router Wi-Fi ngon

10Dec

Camera an ninh cho ngôi nhà của bạn là chưa đủ?

by Smarthome

Báo Thanh Niên online đăng bài tin “Camera an ninh quay được hình ảnh tên trộm táo tợn“. Tin về một kẻ trộm đột nhập vào nhà dân ăn trộm đồ. Điều đáng nói là toàn bộ sự việc đều được camera an ninh ghi hình lại trọn vẹn. Nhưng chủ nhà vẫn đành ngậm đắng bất lực để các tài sản trị giá khoảng 50 triệu ra đi.

Hãy đặt câu hỏi : vai trò của camera “chống trộm” trong vụ việc này là gì? Bạn đã bỏ một số tiền ra để mua một thiết bị với mục đích để bảo vệ tài sản và sự an toàn cho gia đình mình, nhưng rốt cục cái nhận lại được chỉ là sự tức tủi dâng trào. Bạn đứng đó, nhìn vào màn hình TV, xem lại các chuyển động của tên trộm 3,4 lần ra vào nhà bạn và xách đi tài sản giá trị của bạn. Cảm giác không thể nào là hài lòng được.

Vậy vấn đề cốt lõi cần nhận thức ở đây là gì? Bạn không nên đổ lỗi cho cái “vô tích sự” của camera. Thực ra vấn đề là ở chỗ bạn nhìn nhận sai lầm vai trò của nó. Camera chính ra nên được gọi với tên là “camera giám sát”. Từ “giám sát” thể hiện vai trò của nó là trang bị cho bạn thêm một con mắt để nhìn từ xa. Khi bạn ở trên lầu cao muốn quan sát sân dưới trệt, hay khi bạn ở công ty và muốn nhìn ngắm chậu phong lan sau nhà. Camera đích thực là con mắt từ xa cho bạn.

Nhiều quảng cáo thường hay chèn thêm từ “chống trộm” vào cho camera. Hãy tỉnh táo nhận thức rõ việc này. Camera KHÔNG đóng vai trò đáng kể gì trong việc CHỐNG TRỘM. Một hệ thống chống trộm đúng nghĩa cần có khả năng báo động, phát ra âm thanh lớn hoặc ánh đèn xua đuổi, và gửi đi tín hiệu thông tin đột nhập đến cho chủ nhà hoặc cơ quan cảnh sát. Kẻ trộm cần phải bị đẩy lùi khi chúng xuất hiện không mời trong khu vực lãnh địa nhà bạn.

Xem thêm thông tin về hệ thống an ninh thông minh

Theo thống kê từ thị trường Mỹ, hệ thống báo động chống trộm (Alarm system) chiếm tỉ lệ doanh thu cao nhất trong ngành an ninh (security). Tất nhiên là cao hơn camera an ninh. Khi nói về hệ thống an ninh, người ta sẽ thường nghĩ đến hệ thống báo động chống trộm trước nhất. Ở Việt Nam thì do nhiều nguyên nhân ban đầu của thị trường, tác động lên người tiêu dùng, thế nên hiện tại cứ nghe nói đến “thiết bị an ninh”, “hệ thống an ninh” là người ta ngay lập tức liên tưởng và áp đặt cho cái “camera”.

Camera giám sát chỉ là một phần của hệ thống an ninh. Để bảo vệ tài sản và sự bình yên cho ngôi nhà cùng những người thân yêu, bạn nên quan tâm nhiều hơn đến các hệ thống an ninh khác, ngoài camera.

10Dec

Đồ dùng thông minh. Khi nào thì dùng cái nào?

by Smarthome

Ổ cắm thông minh, công tắc thông minh, và bóng đèn thông minh là những thứ mà anh em thường sẽ mua khi bắt đầu sử dụng smarthome. Một số chức năng của chúng nghe qua có vẻ giống nhau nên nhiều khi anh em phân vân không biết mua cái nào. Hãy đọc bài này nhé.

Ô cắm thông minh thì nên dùng khi nào?

Smart plug là một cái ổ cắm nhỏ, nó có thể cắm vào bất kì ổ điện nào của bạn có trên tường. Nhiệm vụ cơ bản nhất của smartplug là bật tắt dòng điện khi bạn điều khiển từ xa, hẹn giờ, hoặc có một sự kiện nào đó kích hoạt nó chạy (ví dụ: cửa mở, có người vào nhà, có người đi ngang qua…)

Smart plug xài ngon nhất khi bạn muốn kiểm soát những món đồ sẵn có, và chúng thuộc loại chỉ cần cắm điện vào là chạy mà không cần bật thêm công tắc nào. Một vài ví dụ như là cục sạc điện thoại, đèn bàn, đèn trang trí, dàn loa, tủ lạnh cỡ nhỏ… Những thứ nào không cắm điện để chạy thì smartplug không xài được.

Smartplug cũng có thể dời đi giữa các phòng rất dễ dàng. Cứ gỡ ra gắn vào chỗ mới thôi.

Nhà mình đang dùng smart plug của Xiaomi, giá của nó chỉ có tầm 300k hồi năm ngoái, năm nay còn khoảng 250k thôi. Mình dùng nó để bật tắt đèn trang trí cây thông Giáng Sinh. Cứ chiều chiều 5h là nó bật đèn trang trí cây thông sẵn, đi làm về mở cửa vào là thấy ấm lòng chiến sĩ, và buổi sáng 7h nó sẽ tắt đi để tiết kiệm điện vì buổi sáng cả nhà đều ra khỏi nhà đi làm cả rồi. Trước khi có cục cắm thông minh này, mình phải gỡ dây điện thủ công hoặc tắt công tắc trên ổ cắm, mất công..

Khi nào nên dùng bóng đèn thông minh

Bóng đèn thông minh là bóng có kết nối Wi-Fi hoặc dùng ZigBee để kết nối qua cục trung gian, mục tiêu cuối cùng là cái bóng đèn này phải vào được Internet. Bóng đèn thông minh thường dùng chuôi E27 nên có thể dễ dàng gắn vào chân đèn, đèn gắn tường, đèn treo trang trí, đèn trần… Bạn chỉ cần vặn nó vào thôi, sau đó điều khiển qua app trên điện thoại hoặc qua Google gì đấy thì tùy bạn. Bóng đèn thông minh cũng có chức năng hẹn giờ bật tắt, tự phản ứng khi có sự kiện diễn ra… Một số bóng đèn còn có chức năng đổi màu.

Cơ bản thì việc lắp đặt dễ dàng, nhanh chóng, không có gì phức tạp nên mình thường khuyên anh em mới chơi smarthome hãy bắt đầu với bóng đèn thông minh.

Bóng đèn thông minh dùng tốt nhất cho các đèn trang trí, đèn bàn ăn, và đèn ngủ gắn tường.

Bạn không nên dùng bóng đèn thông minh dạng bóng bulb này cho hệ thống đèn trong nhà, nhất là nhà mới, vì độ sáng có thể không đủ hoặc bạn phải trang bị quá nhiều đèn, ngoài ra nhiều căn nhà mới cũng không đủ độ dày trần thạch cao để gắn bóng mà phải dùng đèn downlight. Hãy kiểm tra với nhà thầu thi công trước khi mua bóng đèn nhé.

Có 2 lựa chọn bóng đèn thông minh mà mình thích:

Yeelight Gen 2: bóng này tương thích Google Assistant và Apple HomeKit cũng như hệ sinh thái Mi Home. Điều khiển trực tiếp bằng Wi-Fi, không cần cục trung tâm, đổi màu được. Giá 350k / bóng

Đèn Philips Hue: có 2 loại đổi màu được và chỉ màu trắng vàng. Loại màu trắng vàng phổ biến và dễ dùng hơn, giá cũng rẻ hơn nhiều. Cần cục trung tâm của Philips do bóng này dùng kết nối ZigBee, bù lại bạn có thể connect 50 bóng / đèn LED dây / đèn treo tường… vào 1 cục trung tâm mà không làm quá tải router Wi-Fi nhà mình

Nhà mình hiện đang dùng mix cả hai loại trên, và sắp tới sẽ dùng chủ yếu Philips. Yeelight sẽ chỉ còn dùng cho đèn trần siêu to khổng lồ thôi.

Khi nào thì dùng công tắc thông minh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Công tắc thông minh là loại gắn thẳng vào tường thay thế cho công tắc bật truyền thống. Cái hay của công tắc thông minh đó là bạn có thể điều khiển từ xa.

Công tắc thông minh tiện khi bạn cần điều khiển cả một hệ thống đèn hay thứ gì đó có sẵn, không cần thay chúng thành đồ thông minh. Đèn là ứng viên dễ dàng nhất cho vụ này. Thay vì phải thay cả hệ thống đèn thành bóng smart, bạn chỉ cần thay 1 công tắc là xong, cực kì tiết kiệm tiền, nhất là khi hệ thống điện nhà bạn vẫn đang chạy ngon lành. Bù lại, bạn không thể chỉnh được độ sáng đèn, không thể đổi màu đèn… Chỉ đơn giản là tắt bật thôi. Công tắc vẫn dùng được khả năng bật tắt tự động như bao món đồ khác.

Một lưu ý nhỏ, đó là khi mua công tắc thông minh nhớ để ý xem nhà bạn có “dây nguội” hay không (neutral). Dây này làm nhiệm vụ cấp nguồn cho công tắc. Một số loại công tắc không cần dây này, phù hợp cho nhà nào không có sẵn dây neutral, đỡ mất công đi thêm dây phiền lắm.

Hiện tại nhà mình đang dùng công tắc thông minh JAVIS. Mình chọn JAVIS vì đẹp, hoàn thiện tốt, dùng được với Google Assistant. Anh em có thể xem chi tiết trong bài này: Trên tay công tắc JAVIS: có Wi-Fi, không cần cục trung tâm, dùng được với Google Assistant, Alexa.

Mình chưa có dịp thử qua công tắc của Xiaomi, nghe nói cũng tốt lắm đấy. Anh em nào dùng rồi thì hãy chia sẻ cho mình thông tin với.

Tham khảo: Angadget

10Dec

Chia sẻ kinh nghiệm lắp đặt ổ khóa thông minh

by Smarthome

1. Cửa nhà bạn có phù hợp để lắp khóa thông minh hay không?

Các loại ổ khóa thông minh hiện nay thường yêu cầu cửa có độ dày ít nhất 40mm (4cm trở lên). Bữa giờ mình Google thì có nhiều loại còn đòi độ dày là 6cm nữa kìa. Lý do là vì phần ruột khóa (không biết gọi từ chuyên môn là gì) rất dày và chắc chắn, nó to và dày hơn so với ổ khóa bình thường nên nếu cửa mỏng hơn thì bạn sẽ gặp khó khăn khi lắp.

Đa số những cánh cửa chính hiện tại của những căn nhà chung cư mới thì đều dày 4cm trở nên lên không sao, cửa phòng ngủ, phòng làm việc… thì có thể mỏng hơn nên anh em nhớ đo trước. Trong trường hợp cửa không đủ dày thì vẫn có cách lắp được nhưng phải ốp thêm hai miếng gỗ hai bên nhìn không đẹp lắm.

Khi chọn mua các mẫu khóa, bạn nhớ để ý coi nhà sản xuất yêu cầu độ dày là bao nhiêu nhé.

2. Nên chọn khóa thẻ từ, vân tay, hay password?

Với mình thì vân tay và password là hai cái cần phải có. Thẻ từ thì mình thấy rườm rà quá, phải mang thêm một thứ trong người. Mình ở chung cư nên đã có một cái thẻ từ để đi thang máy và ra vào bãi xe rồi, thêm cái thẻ từ cửa nữa chắc héo.

Mình dùng nhiều nhất là cảm biến vân tay, nó tiện lắm anh em. Giống điện thoại, anh em về tới nhà chỉ cần rờ vào là cửa mở, anh em bước vào rất tự nhiên, nhẹ nhàng. Cảm biến vân tay cũng được thiết kế ở những vị trí mà anh em thường sờ vào khi mở cửa nên tiện. Như trên con OJJ X1 của mình thì nó nằm ngay vị trí mà mình thường cầm vào tay cầm luôn.

Password thì hữu ích trong trường hợp vân tay của bạn khó đọc, tay ướt, hoặc lỡ xui xui mất ngon tay

Riêng mấy con khóa Xiaomi làm được trò hay là bạn có thể nhập một chuỗi số bất kì, miễn trong chuỗi đó có chứa pass đúng là cửa sẽ mở. Những người đứng xung quanh bạn sẽ không thật sự biết đâu là pass đúng.

3. Nhất định phải mua loại có chìa khóa cơ

Trong trường hợp xui xui mà pin của ổ khóa hết mà anh em quên sạc, hoặc bỗng một ngày bạn quên password hay vân tay lỗi không thể mở được, thì bạn vẫn còn chìa khóa cơ để ra vào nhà. Lúc đi mua ổ khóa thông minh anh em nhớ chọn mua loại nào có chìa cơ nhé.

Cũng giống ổ khóa bình thường, chìa khóa cơ đi kèm theo ổ khóa thông minh cũng có 2 chiếc, một chiếc mình sẽ móc vào chùm chìa khóa hiện tại, một cái cất đi sơ cua hoặc đưa cho vợ / bạn / bạn cùng phòng / bạn cùng giường giữ chung. Vậy cho yêm tâm.

4. Nhớ để ý hướng của tay nắm cửa

Một số loại khóa như con OJJ X1 phân biệt tay nắm về phía bên trái hoặc bên phải. Như nhà mình nằm ở bên trái của hành lang, tay cầm mở cửa sẽ phải quay về phía bên trái (nhìn theo hướng đứng từ trước cửa nhìn vào trong nhà, như hình dưới). Khi anh em đi mua khóa thì nhớ để ý vụ đó, chứ mua về bị ngược thì thốn lắm.

Một số loại khóa xịn hơn, đắt hơn, ví dụ như con Xiaomi LOOCK, thì có thể xoay được tay cầm cả bên trái và bên phải nên không cần lo vụ này. Một số loại dùng tay cầm kiểu dọc thì cũng không cần quan tâm.

5. Nên kiếm sẵn thợ khóa biết thay khóa thông minh

Thay khóa không phải là chuyện dễ dàng, bạn phải đục đẽo khá nhiều và nếu không rành có thể làm hư hỏng ổ khóa, hoặc tệ hơn là hư luôn cánh cửa gỗ của bạn. Mình đi tìm sẵn vài anh thợ khóa đã từng có kinh nghiệm lắp khóa thông minh rồi mới dám mua, xong nhờ ảnh thi công. Anh em nào có nhu cầu thì có thể nhắn mình trên Tinh tế, mình sẽ gửi số qua. Post public sợ bị spam số ảnh tội nghiệp 😀

Nếu anh em muốn tự xử lý thì cũng được, nhưng đảm bảo anh em phải có sẵn máy khoan, máy khoét lỗ ở cửa, tuốc nơ vít… Mình không rành mấy vụ đồ mộc nên không dám tự làm hehe.

6. Nhớ mua loại có cổng cấp nguồn khẩn cấp

Thực ra cái này mua xong mình mới để ý, rằng trên ổ khóa của mình có một cổng microUSB nhỏ. Cổng này sẽ dùng để gắn vào pin dự phòng, nó có thể cấp điện tạm cho ổ khóa hoạt động khi bị hết pin, đủ để bạn có vào được nhà và thay cục pin khác cho ổ khóa. Thêm một giải pháp nữa bên cạnh chìa cơ để bạn có thể mở cửa trong tình huống bị hết pin mà không cần phải đục khóa (đục khóa = hư khóa, phải đi mua lại cái mới).

Chia sẻ với anh em nhiêu đây trước, có gì mới mình sẽ viết thêm bài nha. Trong thời gian tới mình sẽ làm trên tay cái OJJ X1 của mình cho anh em xem nhé.

10Dec

GiảI pháp toàn diện nhà thông minh cho nhà phố chỉ từ 7tr

by Smarthome

Nhà thông minh giờ đây đã trở nên rất phổ biến và được quan tâm rất lớn đến từ khách hàng sử hữu căn hộ, được tư vấn và đưa vào công trình từ khi lên ý tưởng thiết kế. Bữa nay mình sẽ giới thiệu cho các bạn giải pháp cho nhà phố để sử dụng sản phẩm Nhà thông minh gồm nhiều hệ thống điều khiển đa dạng được sử dụng cho nhà phố sẽ gồm có những giải pháp nào. Tham khảo bài viết dưới đây ngay

HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG NHÀ THÔNG MINH

-Thông thường để điều khiển các thiết bị trong nhà, bạn cần đi tới hàng chục công tắc nhưng khi sở hữu nhà thông minh, giờ đây bạn chỉ cần một chạm nhẹ trên chiếc điện thoại thông minh hay máy tính bảng khi được kết nối internet, bạn dễ dàng để bật/tắt toàn bộ thiết bị điện trong nhà dù ở bất cứ đâu, ngay cả khi đi du lịch, ở văn phòng…

ĐIỀU KHIỂN NHÀ THÔNG MINH BẰNG GIỌNG NÓI

– Điều thú vị nhất của ngôi nhà thông minh là điều khiển bằng giọng nói, bởi nếu lúc nào cũng kè kè chiếc smartphone thì rất chán. Việc bật/tắt các thiết bị cũng sẽ trở nên dễ dàng. Bạn chỉ cần ra lệnh thì ngay lập tức loa Google sẽ hiểu và thực hiện những yêu cầu của bạn giao phó một cách dễ dàng.

– Bạn có thể thiết lập các cảnh lặp lại hằng ngày cho ngôi nhà như: “Về nhà”, thì quạt thông gió, rèm cửa, điều hòa, bình nóng lạnh… sẽ bật sẵn và đem đến cho bạn không gian sảng khoái. Ngoài ra bạn hoàn toàn có thể thiết lập các cảnh ở chế độ như  “xem phim”, , “đi ngủ”.“vắng nhà”

ĐIỀU KHIỂN TỪ XA VỚI ĐIỀU HÒA, BÌNH NÓNG LẠNH

Câu chuyện “quên” tắt bình nóng lạnh sẽ được gác lại và không bao giờ xảy ra với hệ thống. Các thiết bị đều được kiểm soat trên điện thoại, máy tính. 

Bạn hoàn toàn có thể điều chỉnh chế độ bật tắt theo khung giờ sinh hoạt của gia đình. Ví dụ như đi làm về lúc 5h30 bình nóng lạnh sẽ bật lúc 5h15 để khi trở về nhà, bạn không mất thời gian đợi chờ mà có ngay nước nóng để sinh hoạt.

HỆ THỐNG AN NINH, CHỐNG TRỘM ĐỘT NHẬP TUYỆT ĐỐI

Hệ thống camera giám sát, bảo vệ ngôi nhà 24/7. Khi có đột nhập, cảm biến sẽ phát hiện đột nhập ngay lập tức hệ thống sẽ tự chụp liên tiếp 10 snap ảnh và gửi cảnh báo trên màn hình điện thoại, đồng thời huy động tất cả các thiết bị tham gia vào quá trình “chống trộm” như: còi hú, mở rèm, điện bật sáng … giúp bạn hoàn toàn yên tâm khi ở nhà cũng như đi vắng.

HỆ THỐNG ÂM THANH ĐA VÙNG

Hệ thống âm thanh đa vùng, cho phép các khu vực khác nhau trong nhà cùng 1 lúc có thể phát nhiều nguồn nhạc theo sở thích của từng người. Bạn có thể lựa chọn các chế độ phát nhạc tự động theo các khoảng thời gian trong ngày, chẳng hạn vào buổi sáng – một bản nhạc du dương giúp bạn thư giãn, tận hưởng không khí trong lành để bắt đầu một ngày mới.

NHÀ THÔNG MINH DỄ DÀNG LẮP ĐẶT THI CÔNG NHANH CHÓNG 

Với công nghệ không dây Zigbee tiên tiến nhất hiện nay, giải pháp nhà thông minh được triển khai rất dễ dàng mà k cần phải đi lại đường dây điện hay sửa đổi hạ tầng. Bởi đế âm tường và công tắc điện sử dụng 1 dây nguồn (dây nóng), hoàn toàn phù hợp với đế âm tường và hạ tầng điện nhà bạn đang có.  Vậy nên, thời gian thi công nhanh (chỉ từ 1 – 2 ngày bất kể công trình mới hay cũ). 

 

Contact